Giới trẻ trải nghiệm nghệ thuật gốm trong ngày Tết

Giữa nhịp sống hiện đại, hối hả ngày nay, người Việt trẻ lại muốn tìm về nguồn cội, tìm về những nét văn hóa truyền thống. Trong dịp Tết Nguyên đán này các bạn trẻ yêu thích đồ thủ công mỹ nghệ đã có những giây phút trải nghiệm độc đáo để có thể tự tay làm ra những sản phẩm gốm mang nét riêng của mình.

Tưởng chừng như có nguy cơ bị mai một theo thời gian, thế nhưng trong những năm gần đây, làm gốm đã trở thành xu hướng giải trí mới được giới trẻ ưa chuộng. Thay vì đi xem phim, hay hẹn nhau ở quán café, thì Tết này các bạn trẻ lại tìm đến những địa điểm tổ chức hoạt động nặn gốm, vẽ gốm truyền thống.

Bạn Nguyễn Trường Giang - nhân viên Ceramic Club - Hà Nội cho biết: Trong dịp Tết này có rất nhiều các bạn trẻ tìm đến trải nghiệm làm gốm. Đây là một hoạt động khá mới mẻ mang đến giá trị tinh thần. Năm nay là năm Giáp Thìn, Ceramic Club cũng chuẩn bị những mẫu sản phẩm về linh vật Rồng để mọi người có thể qua trải nghiệm".

Giới trẻ với nghệ thuật gốm trong ngày Tết

Thông thường những buổi làm gốm sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng, người trải nghiệm sẽ được tự tay nặn đồ vật mình yêu thích sau đó vẽ trang trí họa tiết. Thành quả có thể chưa hoàn hảo nhưng là sự kết tinh của sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, xen lẫn hồi hộp khi lần đầu thử sức làm gốm.

Bạn Ngô Minh Hằng - Hà Nội cho biết: "Sau một khoảng thời gian ngắn được nhân viên hướng dẫn em đã hoàn thành được sản phẩm của mình. Sản phẩm của em được đem đi nung sau 7-10 ngày, em rất mong chờ nhận được thành quả của mình."

Thay vì đi xem phim, hay hẹn nhau ở quán café, thì Tết này các bạn trẻ lại tìm và trải nghiệm hoạt động nặn gốm, vẽ gốm truyền thống.

Bạn Nguyễn Ngọc Khánh Linh - Hà Nội chia sẻ: "Em sinh sống và làm việc ở nước ngoài, dịp này em có về chơi Tết Nguyên đán cùng gia đình. Em chưa bao giờ được trải nghiệm hoạt động này cả, em thấy đây là một hoạt động khá hay và lạ để làm với bạn bè, em nghĩ các bạn trẻ cũng sẽ rất thích. Được vẽ, được trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của nhân viên em thấy rất là vui."

Làm gốm không chỉ giúp các bạn trẻ hiểu thêm về nghệ thuật văn hóa truyển thống, khơi dậy sự sáng tạo cho những tác phẩm độc nhất, mà còn mang đến sự thư giãn, niềm vui từ những điều đơn giản trong cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2024 diễn ra từ ngày 17- 21/7 tới với gần 20 hoạt động văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực… hấp dẫn.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được thiết kế gồm 10 nội dung chính, trong đó xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi là hệ giá trị chuẩn mực đạo đức và phát triển công nghiệp văn hóa là những điểm mới được nhấn mạnh hàng đầu.

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” với chủ đề “Hà Nội một trái tim hồng” đã bắt đầu khởi động. Cuộc thi nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng về nghệ thuật, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần định hướng thẩm mỹ trong thanh niên Thủ đô.

“Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 6/6 tới, nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, giới thiệu những nét độc đáo của Tết Đoan Ngọ xưa đến người dân và du khách.

UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tạo hình bản đồ Việt Nam từ khoảng 5.000 chậu hoa sen.

“Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt” là bộ tem bưu chính thứ 7 được Bộ Thông tin và truyền thông phát hành trong năm 2024, sau 3 bộ tem kỷ niệm và 3 bộ tem chuyên đề phát hành trước đó.