Giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH bằng cách nào? | Hà Nội tin mỗi chiều

Qua cuộc hội thảo lấy ý kiến của người lao động, đặc biệt là người trực tiếp rút bảo hiểm xã hội một lần, cho thấy số lao động tham gia mới và số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần tương đương nhau. Để giữ người lao động ở lại với hệ thống BHXH, đảm bảo cho mục tiêu an sinh lâu dài, chính sách BHXH sẽ cần có nhiều thay đổi thời gian tới.

Quốc hội đang bàn luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chỉ trong tháng 7 vừa rồi, cả nước có 92.000 người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho hay, qua cuộc hội thảo lấy ý kiến của người lao động, đặc biệt là người trực tiếp rút bảo hiểm xã hội một lần, cho thấy tình hình đang rất đáng báo động. Số lao động tham gia mới và số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần tương đương nhau. Ông Đặng Thuần Phong nhận định,  điều này do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, lợi ích hưởng chế độ hưu trí và bất lợi của hưởng bảo hiểm xã hội một lần chưa được người lao động nhận thức đầy đủ. Thứ hai, sự tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm xã hội chưa vững chắc. Thứ ba, điều kiện hưởng, thủ tục hưởng khá đơn giản. có những người đã đóng 19 năm 10 tháng, có những người đóng đến 15 năm cũng không chờ cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Bởi họ muốn rút bảo hiểm trước để xử lý việc gia đình. Thứ tư, khi gia đình có việc, khó khăn, người lao động lại nghĩ ngay tới bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân thứ năm là tư tưởng lợi dụng chính sách, nhiều người xem phần đóng của chủ sử dụng lao động như khoản phúc lợi, khi có cơ hội sẽ nhận ngay.

Góp ý quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, cả hai phương án đề xuất hiện nay đều dẫn đến tình trạng gia tăng việc rút bảo hiểm xã hội một lần trước thời điểm luật có hiệu lực. Phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút một lần. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ điều kiện để không nhiều người đáp ứng được. Từ đó, có thể xem xét thiết kế các phương án khác nhau để người lao động lựa chọn. Thứ nhất, nếu người lao động bảo lưu để hưởng lương hưu thì được hưởng quyền lợi tăng thêm so với thông thường, như giảm điều kiện hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, có trợ cấp hàng tháng trong trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng bảo hiểm y tế... Thứ hai, nếu "qua" được các điều kiện khắt khe để rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động không được hưởng quyền lợi tăng thêm. Thứ ba, người lao động có thể chọn bảo lưu 50% chế độ khi rút bảo hiểm. Phương án này giúp người lao động có tiền giải quyết một phần khó khăn khi mất việc và vẫn tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, vấn đề cốt lõi đó là, cần tôn trọng quyền của người đóng bảo hiểm xã hội khi họ không còn điều kiện tham gia nữa, nhưng cũng cần phải có điều kiện giữ chân người lao động trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bởi đó là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

1

Ngày mai 1/1/2025, Nghị định số 168/2024 sẽ chính thức có hiệu lực. Với quy định này, nhiều lỗi vi phạm tăng mức phạt đến hàng chục lần so với quy định hiện hành.

Từ lâu, chiếc khẩu trang đã là vật bất ly thân với nhiều người khi đi xe máy, xe đạp hoặc thậm chí là dạo bộ. Đặc biệt, trong thời điểm hanh khô của những ngày đông này, chiếc khẩu trang lại càng không thể thiếu bởi vì bụi. Trên nhiều diễn đàn, người ta bảo vui rằng: ‘Sáng đi làm mà ngỡ như đang ở Tam Đảo’ để ngụ ý nói về vấn đề này. Thiết nghĩ, phải áp dụng các đề xuất để giảm ô nhiễm do bụi mịn sớm chừng nào hay chừng ấy.

Nếu cách đây gần một tháng, hơn chục nghìn khán giả Thủ đô mọi lứa tuổi đều có một đêm mãn nhãn với Hà Nội Rock thì ngay đêm nay, 29/12, chúng ta sẽ được hoà mình vào một sự kiện âm nhạc được mong chờ của Đài Hà Nội với tên gọi “Nhịp điệu trẻ”.

Năm 2024 sắp khép lại, Hà Nội lại bừng sáng cùng cả nước trong không khí lễ hội, sẵn sàng chào đón năm mới bằng những sự kiện cộng đồng sôi động và đầy ý nghĩa.

Lang thang một chiều ở những con phố Hà Nội những ngày cuối năm mới thấy Hà Nội đẹp. Cái nét đẹp không đơn thuần bởi cảnh sắc được trời phú mà còn ở trong chính bề dày truyền thống, lịch sử văn hoá mà người Hà Nội từ ngàn đời nay vẫn đang giữ gìn. Trong đó, ẩm thực Hà Nội có thể nói là thứ gây ấn tượng nhất. Ai đến Hà Nội mà không từng một lần tấm tắc khen ngợi phở Hà Nội ngon, cà phê trứng là tuyệt tác cơ chứ!

Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.