Giữ gìn phong tục đẹp ngày lễ ông Công, ông Táo

Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Phong tục phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian. Ngoài cá chép vàng truyền thống, năm nay, khách hàng cũng có đa dạng sự lựa chọn hơn như các sản phẩm cá chép được làm bằng thạch, bánh kem với màu sắc phong phú, hình thức đẹp mắt.

Đa dạng lựa chọn trong ngày ông Công, ông Táo

Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Phong tục phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian. Qua Rằm tháng Chạp, cá chép được bán sôi động ở nhiều chợ để phục vụ gia đình cúng sớm.

Qua Rằm tháng Chạp, cá chép được bán sôi động ở nhiều chợ để phục vụ gia đình cúng sớm

Ngoài cá chép vàng truyền thống, năm nay, khách hàng có đa dạng sự lựa chọn hơn như các sản phẩm cá chép được làm bằng thạch, bánh kem với màu sắc phong phú, hình thức đẹp mắt. Sản phẩm này được nhiều người lựa chọn đặt mua vì sự thiết thực, tiện lợi.

Từ 4 giờ sáng, chị Hương Thủy đã tới chợ cá Yên Sở - quận Hoàng Mai để tự tay lựa chọn từng con cá chép đỏ đẹp và khoẻ mạnh. Theo các thương lái, năm nay nguồn cung cấp cá dồi dào, cá chép có kích thước và màu sắc đẹp nhưng sức mua giảm.

Như một sinh hoạt tín ngưỡng, đến dịp Tết ông Công, ông Táo, các gia đình thường mua cá chép tươi để phóng sinh với mong muốn gặp được nhiều may mắn.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - quận Đống Đa chia sẻ: "Hôm nay tôi mua cá về để cúng ông Công ông Táo. Mai có việc nên nay tôi làm sớm một hôm. Cá năm nay một bộ tôi mua có 20k thôi, so với mọi năm là rẻ hơn 15-10k. Nói chung là cá năm nay rẻ hơn so với năm ngoái. Năm nay mới có 61-62 tôi vẫn theo truyền thống các cụ để lại. Làm ông Công ông Táo theo phong tục truyền thống của người Việt Nam mình. Thả cá chép để ông công ông táo lên báo với thiên đình quá trình một năm mình học tập lao động làm việc bẩm báo với thiên đình ở trên biết. Quan niệm của tôi là như vậy".

Bên cạnh cá chép sống, dịp Tết ông Công ông Táo năm nay, mặt hàng thạch, bánh hình cá chép cũng hút khách mua về đặt trên mâm cúng. Nhiều gia đình hiện nay lựa chọn cúng mâm cỗ chay do đó sản phẩm này là mặt hàng bán rất chạy. Không chỉ có hình thức đẹp mắt, sản phẩm này còn được ưa chuộng vì mùi vị ngon và tiện lợi.

Bên cạnh cá chép sống, dịp Tết ông Công ông Táo năm nay, mặt hàng thạch, bánh hình cá chép cũng hút khách mua về đặt trên mâm cúng

Anh Cao Hồng Sơn - quận Đống Đa chia sẻ: "Mọi năm gia đình tôi cúng ông công ông táo sau đó thì đi phóng sinh Gần đây tôi thấy việc thả cá đó gây ô nhiễm và gây cá chết rất nhiều. Tôi quyết định lựa chọn dòng bánh thạch để cúng ông công ông táo. Dòng bánh thạch này khoong chỉ đẹp hình thức mà vị nó rất ngọt, thanh, ăn rất ngậy và thơm mùi bơ sữa".

Hay chị Hoàng Thị Kiều Diễm - quận Hoàng Mai cho biết: "Trong những năm vừa rồi, mọi người sáng tạo bánh gato nhiều hình thù rất sáng tạo, thú vị và rất bắt mắt nên năm nay tôi quyết định sẽ mua bánh gato tạo hình để cúng ông Công ông Táo năm nay".

Năm nay, số lượng khách hàng đặt mua sản phẩm mới cho ngày ông Công, ông Táo tăng đáng kể. Tuy nhiên, chị Lan Anh - một chủ cửa hàng ở Quận Đống Đa không sản xuất nhiều mà chỉ nhận tối đa khoảng 100 đơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Chị Lan Anh - một chủ cửa hàng ở Quận Đống Đa không sản xuất nhiều mà chỉ nhận tối đa khoảng 100 đơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

Chị Lan Anh - chủ cửa hàng Túc Anh Cake chia sẻ: "Có nhiều khách tìm đến mua sản phẩm bánh này hơn vì năm ngoái sản phẩm còn mới. Năm nay đã có sự thay đổi mới về thị trường. Năm nay nhiều người tìm đến hơn bởi nó là món mới. Hơn nữa còn mang lại mùi vị riêng. Bên tôi sử dụng nguyên liệu rất dễ kiếm, đối với bánh thạch thì nguyên liệu không khó. Các bạn cũng có thể tự làm được. Tuy nhiên, bên mình có những công thức đặc biệt để khi ăn khách hàng có mùi vị ngon hơn, hấp dẫn hơn. Còn nguyên liệu chính đơn thuần thôi từ nước lọc, bột. Tuy nhiên sẽ có nhiều bước nhiều công đoạn làm cho bánh trở nên đẹp hơn… Các bước không khó nhưng sẽ mất nhiều thời gian".

Để đem tới sản phẩm tốt nhất tới cho khách hàng, chị Lan Anh cho biết trong quá trình làm không sử dụng chất bảo quản. Để thưởng thức các sản phẩm tốt nhất, khách hàng nên sử dụng trong vòng 3 ngày.

Cúng ông Công, ông Táo trong đời sống hiện đại

Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ nhưng đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời với ước nguyện những việc làm hướng thiện của gia đình mình được chứng nhận để tiếp tục bước sang một năm mới việc tốt được nhân đôi.

Để phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, quan niệm cúng ông Công, ông Táo hiện nay cũng có nhiều thay đổi, thay vì cúng đúng ngày 23 tháng chạp, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn cúng trước 1-2 ngày

Để phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, quan niệm cúng ông Công, ông Táo hiện nay cũng có nhiều thay đổi, thay vì cúng đúng ngày 23 tháng chạp, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn cúng trước 1-2 ngày. Theo chân gia đình anh Phạm Đức Trọng, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm để cùng trải nghiệm văn hóa truyền thống qua mâm cơm và tục thả cá chép.

Là người có quan điểm giữ nét truyền thống của cha ông, hôm nay, anh  Phạm Đức Trọng, phường Phú Đô dẫn các con của mình đi chợ mua cá chép về cúng ông công, ông táo. Với gia đình anh, ngày 23 tháng chạp đã ăn sâu vào trong ký ức và được hiểu như một ngày tổng kết cho một năm của cả gia đình. Theo anh Trọng, để dạy cho con những giá trị văn hóa truyền thống, không gì bằng việc giáo dục trực quan mà mình phải là người thực hành, nêu gương để các con học tập. Một mâm cơm cả gia đình quây quần nấu nướng, chuẩn bị với tình cảm thương yêu và lòng thành kính dâng lên bàn thờ cùng với những vật phẩm chuẩn bị đầy đủ như thế này khiến gia đình gia chủ cảm nhận được tình cảm đầm ấm của mỗi thành viên trong gia đình.

Ngoài mâm cỗ đầy đủ các món thể hiện lòng thành kính của gia chủ, văn hóa dân gian  quan niệm cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Điều này cũng thể hiện sự lương thiện trong mỗi con người hướng đến những điều tốt đẹp nhất.

Sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả

Sự háo hức của con trẻ khi theo bố ra ao thả cá, giữa cái ồn ào của những ngày cuối năm khiến gợi lại cho chúng ta sự lắng đọng, chậm lại nhường chỗ cho những nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ. Truyền thống văn hóa ấy vẫn còn nguyên vẹn và luôn trường tồn với thời gian.

Thả cá không xả túi nilon

Bên cạnh hoạt động thả cá theo tập tục truyền thống trong ngày ông Công, ông Táo, việc xả rác, thả cả túi bóng xuống các ao hồ cũng luôn đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới môi trường.

Năm nay, nhiều hộ gia đình tranh thủ làm lễ sớm, thậm chí, từ cách đây 1-2 ngày. Tuy nhiên, điều dáng ghi nhận là tình trạng xả rác thải, túi ni lông đã được hạn chế. Không gian quanh một số điểm hồ trong nội đô đang được bảo vệ từ chính ý thức người dân và sự chung tay của nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên bảo vệ môi trường.

Không gian quanh một số điểm hồ trong nội đô đang được bảo vệ từ chính ý thức người dân và sự chung tay của nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên bảo vệ môi trường

Tại các điểm tập trung đông người thả cá, trong khoảng 2-3 ngày trở lại đây, nhóm các bạn trẻ của Hội Yêu Rác cũng thường xuyên có mặt để hướng dẫn, nhắc nhở người dân chung tay bảo vệ môi trường qua việc gom rác, túi nilong vào những nơi quy định.

Nhìn nhận thực tế trong ít ngày gần đây, ý thức chấp hành của người dân trong việc "Thả cá không thả túi ni lông, không xả rác" tại nhiều khu vực được nâng cao rõ rệt. Qua nhiều điểm ao hồ trước đây từng là điểm nóng về tình trạng vương vãi túi bóng, đồ thờ hóa vàng, tới thời điểm này vẫn duy trì gọn gang, sạch sẽ.

Ngày mai 23 tháng Chạp - dịp chính lễ ông Công, ông Táo, nhiều hộ gia đình sẽ tập trung cho các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng. Đây cùng là thời gian cần tăng cường hơn các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường theo quy định: "Thả cá không thả túi nilong và xả rác bừa bãi" tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng.

23 tháng Chạp - những nghi lễ đẹp

Để tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, người Việt chúng ta có nhiều nghi lễ truyền thống. Ngoài Lễ cúng Ông Công, ông Táo, thả cá chép, thì có những nghi lễ khác cũng mang nhiều ý nghĩa nhân văn và mang đậm vẻ đẹp văn hóa truyền thống như nghi lễ "Tiến Xuân Ngưu", và lễ dựng cây Nêu. Đây là các nghi thức được thực hiện mỗi dịp Tết đến, xuân về để gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài Lễ cúng Ông Công, ông Táo, thả cá chép, thì có những nghi lễ khác cũng mang nhiều ý nghĩa nhân văn và mang đậm vẻ đẹp văn hóa truyền thống như nghi lễ "Tiến Xuân Ngưu", và lễ dựng cây Nêu

Theo các nhà nghiên cứu sử học và văn hóa: xưa kia, mỗi dịp Tết đến trong cung đình Thăng Long còn gọi là Lễ "Tống cựu  - Nghinh Tân" nghĩa là "Tiễn cái cũ để đón cái mới", đều được các triều đại thực hiện với nhiều nghi thức. Còn trong dân gian thì chỉ gọi đơn giản là lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép. Nhưng tất cả đều mang vẻ đẹp thiêng liêng của những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  Nghi thức "Tống Cựu - Nghinh tân" và Nghi lễ thả cá chép trong lễ ông Công, ông Táo trong Cung đình xưa được Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long phục dựng trong chuỗi hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Phi vật thể.

Trong cung đình xưa, từ sáng sớm, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề, sang trọng trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp. Những con cá chép đỏ được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ, nay là khu di tích khảo cổ 18 đường Hoàng Diệu để phóng sinh.

Trong Cung đình, nhà vua cũng tổ chức Lễ dựng Cây Nêu trước cổng Đoan Môn. Cây nêu được xem là cây vũ trụ, là biểu tượng tồn tại trong nhiều nền văn hóa Á Đông, tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời, đất và con người, dưới sự che chở của thần linh .

Một phần quan trọng của cây nêu là treo những tế khí bằng đất nung, mỗi khánh đất nung lại mang một hình tượng khác nhau. Đó là các linh vật, hình cá chép để những vật này va đập nhau kêu leng keng trong gió; cũng có ý nghĩa trừ ma quỷ, mong ước một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Sau các nghi thức tế lễ trời đất, cây nêu được dựng cao, trong không khí phấn khởi của đông đảo quân thần, văn võ bá quan và dân chúng, báo hiệu một năm mới sắp đến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.