Giữ lửa chèo ở Đại Thành

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Về Đại Thành, huyện Quốc Oai, từ các con ngõ nhỏ dẫn vào các hộ dân trong làng đã nghe văng vẳng những câu hát chèo trong veo, hồn hậu.

Là chủ nhiệm câu lạc bộ chèo thôn Tình Lam, xã Đại Thành hiện nay, ông Nguyễn Phúc Hậu chưa bao giờ nguôi nhiệt huyết giữ lửa và truyền thụ những làn điệu chèo của quê hương Đại Thành.

Đây là nơi mà những người cao tuổi, với lòng yêu nghề và tâm huyết, đã và đang nỗ lực gìn giữ và truyền dạy làn điệu chèo truyền thống cho thế hệ trẻ. Đã có những thời điểm trên mảnh đất này, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết hát chèo, nhất là các làn điệu chèo truyền thống. Những câu hát chèo thiết tha cứ thế theo người dân đi cấy, đi gặt, làm đồng, làm bãi...

Nhưng, sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại từng khiến cho làn điệu chèo ở Đại Thành không được thế hệ trẻ của làng quan tâm như trước.

Những người nông dân Đại Thành đã làm mới chèo để thu hút khán giả bằng cách thành lập CLB những người yêu chèo.

Lo lắng làn điệu chèo Đại Thành bị mai một, những người nông dân "quê nhãn" Đại Thành đã làm mới chèo để thu hút khán giả. Việc đầu tiên khi khôi phục chiếu chèo ở làng là phải lôi kéo được những người hát hay, yêu chèo vào CLB.

Mỗi tiết mục biểu diễn không chỉ là công sức tập luyện mà còn là tình cảm và tâm huyết của từng người dành cho chèo." Suốt nhiều năm qua, những buổi tập chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đại Thành.

Các buổi tập không chỉ tạo ra một không gian giao lưu, gắn kết cộng đồng mà còn giúp người dân Đại Thành phát gìn giữ, phát triển nghệ thuật truyền thống của quê hương.

Suốt nhiều năm qua, những buổi tập chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đại Thành.

Trong không gian yên bình, ngoài tập luyện cho các buổi biểu diễn, trong những buổi sinh hoạt của CLB chèo, mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ em đều nỗ lực với lòng yêu nghề và tâm huyết cháy bỏng. Họ cố gắng với mong muốn gìn giữ và truyền dạy làn điệu chèo truyền thống của Đại Thành sống mãi.

Mỗi dịp cuối tuần, các em thiếu nhi lại háo hức tập trung tại ngôi nhà chung của CLB chèo. Có những người cao tuổi đã gắn bó với nghệ thuật chèo suốt cả cuộc đời, đang chuẩn bị sẵn sàng để truyền dạy những giai điệu, những bài học về chèo cho các em.

Trong mỗi buổi học, các em không chỉ được học hát mà còn được hướng dẫn từng cử chỉ, điệu bộ, cách cảm nhận và truyền tải cảm xúc qua từng câu hát. Bà Sang, thành viên của CLB chèo thường nói: "Chèo không chỉ là nghệ thuật biểu diễn, mà còn là cách để chúng ta cảm nhận và truyền tải tình cảm, lòng yêu thương đối với quê hương, gia đình."

Mỗi dịp cuối tuần, các em thiếu nhi lại háo hức tập trung tại ngôi nhà chung của CLB chèo.

Nhờ sự nỗ lực và tâm huyết của những người cao tuổi, chèo không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển, trở thành niềm tự hào của người dân Đại Thành. Những thế hệ trẻ hiện nay đã và đang được truyền cảm hứng và động lực để tiếp tục duy trì, phát huy nghệ thuật chèo, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa của dân tộc.

Chèo không chỉ là nghệ thuật mà còn là linh hồn, là hơi thở của cuộc sống người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc truyền dạy và phát triển hát chèo ở Đại Thành cùng với rất nhiều làng quê khác hiện nay như một minh chứng sống động cho tình yêu và sự kiên định của người dân đối với nghệ thuật truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.