Giữ lửa nghề làm lồng đèn giấy bóng kính truyền thống
Tết Trung thu đang cận kề với người dân cả nước, những con phố lồng đèn đã dần nhộn nhịp hơn. Men theo giá trị truyền thống của những chiếc lồng đèn giấy bóng kính tại các cửa hàng, chúng tôi tìm đến xóm lồng đèn Phú Bình (Quận 11 – TP.HCM). Đây được biết đến là nơi có truyền thống làm lồng đèn lâu đời nhất TP.HCM. Xuất phát từ làng nghề Bác Cổ, tỉnh Nam Định, các nghệ nhân di cư vào nam mang theo nghề làm lồng đèn truyền thống này.
“100 hộ thì chỉ còn 10 hộ giữ nghề”
Ghé thăm nhà ông Nguyễn Đình Chiến (55 tuổi), một trong những hộ gia đình ít ỏi còn bám trụ lại với nghề làm lồng đèn giấy bóng kính truyền thống. Ngay từ khi bước vào, không khí Trung thu đã bao trùm khắp căn nhà, những chiếc khung tre được treo đầy trước cửa, bên trong sàn nhà đầy ắp lồng đèn với nhiều hình dáng bắt mắt.
Ông Chiến là nghệ nhân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm lồng đèn giấy bóng kính truyền thống, chứng kiến từng giai đoạn thịnh suy của nghề, ông cho chia sẻ: “Ở đây ngày xưa cả xóm đều làm nghề lồng đèn nhưng hiện tại hầu như 100 hộ thì chỉ còn 10 hộ giữ nghề.”
Theo tìm hiểu, những năm gần đây nghề làm lồng đèn giấy bóng kính tại Xóm Lồng đèn đang dần thưa thớt, nguyên nhân do thu nhập không khả quan, các công đoạn sản xuất khá vất vả và sự cạnh tranh với lồng đèn điện tử gay gắt khiến nhiều hộ chuyển nghề sang buôn bán hoặc cho thuê trọ, có hộ còn bán cả nhà đi nơi khác.
Với ông Chiến, nghề làm lồng đèn là đam mê, phải cân bằng được kinh tế thì việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống này mới được đảm bảo.
Làm nghề bằng cả cái tâm và sự uy tín
Về câu chuyện đáng nhớ trong nghề, ông Chiến chia sẻ, mùa trung thu năm 2018, khi đang sản xuất lồng đèn số lượng lớn cho khách hàng, ông đổ bệnh nặng tưởng chừng thập thử nhất sinh. Khi tỉnh dậy, vì lời hứa của mình với khách hàng, ông Chiến cố gắng vượt lên khó khăn về sức khoẻ , vươn lên trong kì tích để tiếp tục giữ lửa cho đến hôm nay.
Mặc dù đối mặt với nhiều nguyên nhân không mấy tích cực khi làm nghề, nhưng ông Chiến vẫn không chùn bước, cứ mỗi năm trước Tết Trung thu, gia đình ông lại sản xuất ra hàng nghìn chiếc lồng đèn giấy bóng kính truyền thống phục vụ các tiểu thương tại thành phố, cũng như nhiều tỉnh thành khác.
Khi được hỏi về nỗi lo đau đáu trong việc mai một ngành nghề truyền thống tại xóm lồng đèn, ông Chiến cho biết: “Con đứa nào thích thì theo, không ép được, mình cũng sợ mai một nhưng mà các con hiện tại vẫn cố gắng phụ bố mỗi khi hoàn thành xong công việc chính của mình.”
Chất lượng của lồng đèn được đánh giá bởi cách tạo hình, trang trí họa tiết và kỹ thuật cắt giấy, bôi hồ, dán… điều này đòi hỏi người nghệ nhân phải sáng tạo, khéo léo trong từng chi tiết. Theo đó, các người con của ông Chiến cũng thành thạo trong các khâu sản xuất lồng đèn như một người nghệ nhân tương lai thực thụ.
Em Nguyễn Hương Loan, con gái nghệ nhân Nguyễn Đình Chiến miêu tả lại các công đoạn để hoàn thành một chiếc lồng đèn giấy kiếng truyền thống cho chúng tôi, “Để hoàn thiện được những chiếc lồng đèn này, bố em sẽ mua tre trước đó, về đo theo từng kích thước rồi uốn thành khung. Sau đó, tụi em sẽ dán và vẽ phụ bố rồi đóng gói cho khách hàng.”
Chia sẻ thêm về cảm nghĩ của mình đối với nghề truyền thống của gia đình, em Loan cho biết, “Em được quan sát bố làm lồng đèn từ nhỏ đến lớn, em biết và học theo phụ bố, việc theo nghề thì sau này không có ai để tiếp nối thì em vẫn sẽ làm.”
Dạo quanh các phố lồng đèn năm nay, thay vì chịu lép vế trước lồng đèn điện tử như mọi năm, lồng đèn giấy bóng kính truyền thống dần chiếm ưu thế với mẫu mã đa dạng, thậm chí áp đảo bởi mức giá mềm ở mức 20.000 – 50.000 đồng/chiếc, so với lồng đền điện tử đủ loại hình dáng có giá đến 60.000 – 250.000 đồng/chiếc.
Ngày nay, Tết Trung thu dần cải tiến theo hơi thở hiện đại, trẻ em chỉ có thể hình dung giá trị truyền thống của ngày lễ này qua lời kể của ông bà đi trước. Điều đó đồng nghĩa với việc những chiếc lồng đèn giấy bóng kính truyền thống đang dần mờ nhạt theo thời gian, câu chuyện giữ lửa và phát triển sản phẩm văn hóa truyền thống cho thế hệ tiếp nối là một chặng đường rất dài và cần được quan tâm./.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0