Giúp trẻ tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày

Nước có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hàng ngày chúng ta vẫn thường quên uống nước, hoặc uống nước không đúng cách dẫn đến việc gây ra những phản ứng ngược có hại cho cơ thể.

Không chỉ cần phải uống đủ lượng nước phù hợp với nhu cầu hằng ngày, mà còn phải uống nước đúng cách, đúng thời điểm, nhờ thế bạn sẽ xây dựng được thói quen tốt mỗi ngày.

Vì sao phải tập thói quen tốt uống đủ nước mỗi ngày?

Khắc phục tình trạng thiếu nước của cơ thể: hàng ngày có rất nhiều yếu tố khiến cho cơ thể thường xuyên bị thiếu nước như quên uống nước, làm việc nặng, thời tiết oi bức, đổ mồ hôi nhiều,… Với bất kì lí do gì, việc cơ thể thiếu nước cũng khiến cho trẻ mệt mỏi, kém tập trung và phản ứng chậm hơn bình thường. Trong trường hợp cơ thể thiếu nước quá mức sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Cải thiện tình trạng thừa nước hoặc uống nước không đúng cách: các thói quen như uống quá nhiều nước cùng lúc, hoặc chỉ uống nước khi khát và chọn nước uống không vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thu nước của cơ thể. Do đó bạn cần tập thói quen uống nước từ từ và uống nước nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thu nước dễ dàng hơn, tránh tình trạng ngộ độc nước do tiêu thụ một lượng nước lớn cùng thời điểm.

Tập thói quen uống nước từ từ và uống nước nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thu nước dễ dàng hơn, tránh tình trạng ngộ độc nước do tiêu thụ một lượng nước lớn cùng thời điểm.

Cách xây dựng thói quen uống nước mỗi ngày

1. Uống nước thường xuyên trong ngày, theo nhu cầu cơ thể, không uống thiếu mà cũng không uống quá thừa: tùy theo lứa tuổi mà việc sử dụng nước sẽ khác nhau.

Ví dụ như đối với trẻ 0 - 6 tháng thì chỉ cần bú sữa mẹ đầy đủ theo nhu cầu, không cần uống thêm bất kì loại nước nào (trừ khi trẻ ốm, sốt, tiêu chảy,...).

Còn đối với trẻ từ 6 - 12 tháng thì nhu cầu nước của trẻ sẽ được tính theo cân nặng, lúc này lượng nước trong sữa của trẻ vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm ít nước.

Trẻ trên 12 tháng thì lượng nước uống tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, lúc này trẻ đã có thể tự cầm cốc. Bạn nên rèn luyện cho trẻ thói quen uống nước ngay từ khi còn bé bằng cách thường xuyên nhắc nhở và tập cho trẻ uống nước.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên có lượng nước uống tương tự người lớn.

2. Lựa chọn nước thật kĩ để đảm bảo vệ sinh và khoáng chất: có thể lựa chọn nước sôi để nguội nấu tại nhà là biện pháp vệ sinh an toàn nhất, hoặc những loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai uy tín. Lưu ý rằng các loại nước khoáng đóng chai không được sử dụng hóa chất trong quy trình xử lý, và phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời chứa hàm lượng khoáng thấp tốt cho sức khỏe bạn nhé.

3. Lưu ý thời điểm uống nước: nên uống 1 ly nước ngay sau khi thức dậy và thêm 1 ly trước khi ngủ 30 phút để phòng tránh cô đặc máu (uống nước ấm sẽ tốt hơn là uống nước lạnh ngay cả khi mùa hè).

Ở những trẻ thừa cân béo phì thì 1 ly nước trước bữa ăn 10 phút sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Sau bữa ăn 1 – 2 giờ bạn cũng có thể sử dụng 1 ly nước để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nên nhớ không nên uống nước trong khi ăn vì có thể làm loãng dịch vị khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn.

4. Những nước không nên uống: không uống nước để lâu hoặc đun lại nhiều lần, vì nước để lâu dễ bị nhiễm khuẩn, hay nước đun lại nhiều lần sẽ bị cô đặc làm cho hàm lượng kim loại nặng và chất khoáng tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Không uống nước ngọt có ga thay cho nước lọc. Đồ uống chứa cồn, cà phê, trà cũng là nguồn cung cấp nước cho cơ thể nhưng do có tác dụng lợi tiểu, chúng làm tăng tốc độ mất nước nên cần dùng có mức độ.

5. Bổ sung thực phẩm có lượng nước dồi dào: ngoài việc uống nước, chúng ta cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm có lượng nước dồi dào như hoa quả, rau củ, ăn thêm canh để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa bù lại phần nào lượng nước bị mất.

6. Luôn có sẵn chai nước sạch: khi đi học, đi làm, đi dạo chơi, đi tập thể dục,... dù bất cứ đâu, bạn cũng nên mang theo chai nước sạch bên người để duy trì uống nước đều đặn thường xuyên vì cơ thể luôn luôn cần nước để bù vào lượng nước mất đi. Luôn khuyến khích trẻ uống đủ nước khi tham gia các hoạt động thể lực vì đây là lúc cơ thể mất nhiều nước qua đường mồ hôi và qua hơi thở.

Uống nước mỗi ngày không quá khó, tuy nhiên để xây dựng thói quen uống đủ nước thì cần phải có một thời gian dài. Do đó hãy chia việc uống nước theo thời gian biểu trong ngày và áp dụng thường xuyên. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa xuân là mùa của các loại hoa quả như: xoài, vú sứa, quýt, hồng xiêm... Những loại trái cây theo mùa chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sản phẩm theo mùa sẽ tươi ngon hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn với môi trường. Do đó bạn nên chọn ăn các loại trái cây mùa xuân giàu dinh dưỡng thay vì chọn các loại trái cây trái mùa.

Đối với nhiều người, khoai tây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, khoai tây cũng có thể mang lại những tác hại với sức khỏe.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.

Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.

Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.