Gỡ khó cho xuất khẩu khi căng thẳng Biển Đỏ leo thang

Biển Đỏ - nơi có tuyến hàng hải quan trọng, nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, hay từ châu Âu đến châu Á. Do đó, căng thẳng tại Biển Đỏ làm tăng rủi ro cho dòng chảy thương mại toàn cầu và làm tăng thêm chi phí cho lĩnh vực vận tải biển.

Chi phí logistics tăng cao, giá cả hàng hóa và kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm của các doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng lớn. Cùng với Bộ GTVT, Bộ Công thương cũng đang nỗ lực tìm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu do căng thẳng biển Đỏ leo thang

Về tác động của căng thẳng tại biển Đỏ đến các doanh nghiệp Việt, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương chia sẻ: "Trước đây, một container đi từ Việt Nam sang châu Âu vào khoảng từ 1.800 - 2.200 đô la Mỹ thì hiện nay đã tăng lên trên 4.000 đô la Mỹ. Điều đó sẽ làm cho chi phí hàng hoá sẽ tăng lên. Mặt khác, thời gian giao - nhận hàng sẽ dài ra. Đối với một số mặt hàng, ví dụ như nông sản thì điều đó còn ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá".

Theo ông Trần Thanh Hải, đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất là những nhóm hàng xuất khẩu lớn sang khu vực EU, Hoa Kỳ, ví dụ như hàng dệt may, hàng da giày, nhóm hàng đồ gỗ, thuỷ sản, một số sản phẩm về trái cây, nhựa.

Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải chia sẻ thêm: "Thực tế đây là những yếu tố ngoài sự kiểm soát. Do vậy, cái mà chúng ta có thể làm được chính là có những phương án, sự chuẩn bị để thích ứng tốt nhất trong những điều kiện khó khăn như vậy. Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ban, ngành khác để theo dõi chặt chẽ tình hình và đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp để lựa chọn phương thức thay thế..."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.