Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Theo một số Doanh nghiệp, chính sách phát triển nhà ở xã hội đúng đắn nhưng cần có sự đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp. Thời gian qua, Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là chương trình do bốn ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện huy động vốn tham gia. Lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng đã hai lần điều chỉnh hạ lãi suất với doanh nghiệp là 8% và với người mua nhà là 7,5%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.
Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà Toàn Cầu "Đối với doanh nghiệp tiếp cận gói 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là ba năm mà chúng ta thấy rằng trong thời gian ba năm như vậy đằng sau của một việc triển khai dự án là không thể nào ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng khi gọi tín dụng này đặt kỳ vọng vào vấn đề họ vay thì sau ba năm đó lãi suất theo góc nhìn của DN là gần như thả nổi tại vì đó là thỏa thuận thì nó sẽ là ẩn số phía đằng sau khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nào ở xã hội hiện nay".
Giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu xây mới 35.000 căn nhà ở xã hội nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 6 dự án đang thi công, 30 dự án đang hoàn tất thủ tục pháp lý. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, số lượng đăng ký để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là hơn 6.000 tỷ nhưng thực tế giải ngân chỉ hơn 600 tỷ nên gói tín dụng đang bị ế trong thời gian vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc pháp lý khiến DN không mặn mà, thêm vào đó lãi suất thả nổi khiến người mua nhà dè chừng.
Câu chuyện lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đang là trăn trở của các chuyên gia, người làm chính sách cũng như đối tượng thụ hưởng. Để gói tín dụng này phát huy hiệu quả, cần sớm có phương án gỡ các nút thắt, tạo sự hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, người mua nhà.
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
32/66 dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý kéo dài tại TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực đất đai.
Hà Nội đang đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thủ đô.
0