Gỡ vướng cho các dự án giao thông đường bộ

Được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc tháo gỡ, sau gần 11 tháng triển khai, dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã đạt sản lượng gần 12% giá trị các hợp đồng. Tuy nhiên, kết quả tiến độ thi công này vẫn chưa đạt mục tiêu kỳ vọng mà còn đang bị cản trở bởi thiếu nguồn vật liệu cát, đất đắp, chậm giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan cần tận dụng tối đa cơ chế đặc thù để tháo điểm nghẽn cho cao tốc.

Nhìn lại quá trình thi công 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn một, nhiều khó khăn bủa vây, trong đó nguyên nhân lớn nhất là thiếu đất đắp khiến nhiều dự án liên tục phải gia hạn tiến độ. Nắm bắt khó khăn này, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra cơ chế đặc thù cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thực hiện. Có cơ chế đặc thù, các chủ thể liên quan đã vận dụng triệt để nên đã rút ngắn được nhiều thủ tục, giảm thời gian cấp phép mỏ đất, từ đây nút thắt đã được tháo gỡ, tiến độ các dự án lần lượt về đích đúng hẹn.

10 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn hai từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần 9,7 triệu m3 cát, nhưng chưa đáp ứng về công suất. Bộ Giao thông Vận tải cho rằng nếu các nhà thầu, chủ đầu tư và địa phương không sớm chủ động, tích cực triển khai thủ tục khai thác mỏ vật liệu tận dụng triệt để theo cơ chế đặc thù sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung vật liệu cho các dự án vì hết năm 2023 cơ chế này sẽ hết hiệu lực.

Theo một số đại biểu Quốc hội, dù Chính phủ đã có cơ chế đặc thù nhưng nhìn chung các dự án giao thông đường bộ hiện đang vướng mắc bởi các quy định của pháp luật, vì vậy Chính phủ đã đề xuất tại Kỳ họp Quốc hội lần này cần có cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ chung cho các dự án giao thông đường bộ.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về cung cấp nguồn vật liệu đắp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các chủ thể liên quan cần vận dụng tối đa cơ chế đặc thù, tất cả mỏ khai thác vật liệu phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia phải hoàn thiện thủ tục theo cơ chế đặc thù trong năm 2023 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố Hà Nội phối hợp với Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa tổ chức công bố và bàn giao hồ sơ phương án tuyến, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu với tỷ lệ 1/500. Dự kiến quý 4/2025, thành phố sẽ khởi công công trình này.

Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng nằm trên địa bàn huyện Ba Vì được phê duyệt từ năm 2011, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, dự án không chỉ không hoàn thành mục tiêu là nơi yên nghỉ cho người đã khuất mà còn làm cho người sống khổ sở.

Nhiều năm qua, TH luôn khuyến khích khách hàng dùng hành động nhỏ thu gom - tái chế vỏ hộp sữa để chung tay tạo tác động lớn, giúp bảo tồn hệ sinh thái.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Điểm mới trong Nghị định là quy định về trường hợp tiền cước chuyến đi theo thỏa thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.

Thông tư 47/2024 về kiểm định xe cơ giới có thêm một số điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện, doanh nghiệp khi đi đăng kiểm từ ngày 1/1/2025.

Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai các tuyến giao thông kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành.