Gỡ vướng để thúc đẩy tín dụng xanh

Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của một quốc gia. Tại Việt Nam, tài chính xanh đang được quan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, với cam kết phát thải ròng bằng 0 Netzero vào năm 2050.

Tài chính xanh bao gồm nhiều thành phần, Việt Nam đang chú trọng đến việc triển khai tín dụng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh. Trong đó, tín dụng xanh là khoản tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh với mục đích bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái. Lĩnh vực này đang được coi là đột phá ưu tiên.

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, phát triển kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tăng trưởng xanh đang trở thành xu thế và là hoạt động bắt buộc cho hoạt động kinh doanh, cho phát triển kinh tế. Có rất nhiều khía cạnh để hỗ trợ quá trình này khi mà tài chính xanh được coi là trụ cột...

Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc cho vay đối với các dự án xanh. Tuy nhiên, tính đến nay, mới có khoảng 528 nghìn tỷ đồng được giải ngân cho vay, chỉ chiếm khoảng 4,2% trong tổng dư nợ nền kinh tế.  Với tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh như hiện nay thì chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Và có khá nhiều những vướng mắc trong việc cho vay những dự án xanh:

PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho rằng: khuôn khổ pháp lý Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh đang hạn chế từ chiến lược cho đến hành động, mà thể chế hoá hành động, một khâu khá hạn chế...

Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng đang được xây dựng đó chính là Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở Quyết định số 687 của Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Nghị định nếu được thông qua sẽ có quy định rõ ràng hơn về chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên tiền gửi của dân cư tại ngân hàng quay đầu giảm sau khi liên tục tăng trưởng dương 25 tháng liên tiếp trước đó. Không chỉ vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng trong một tháng.

Vao lúc 9 giờ 30 ngày 2/5, Công ty vàng SJC niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 82,5 triệu đồng/lượng, bán ra 84,7 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so với trước kỳ nghỉ lễ bất chấp đà tăng của vàng thế giới.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã ck: HPG) đã công bố nghị quyết phát hành thêm 581.5 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.