Gỡ vướng định giá đất, phát triển thị trường BĐS

Một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung trên thị trường BĐS suy giảm thời gian qua là do vướng mắc về thủ tục pháp lý, trong đó có việc định giá đất. Bất cập này sẽ được giải quyết khi Luật Đất đai có hiệu lực. Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng các dự án sẽ được khởi động, góp phần khơi thông thị trường BĐS.

Theo kết luận của Thanh tra Thành phố mới đây, trên địa bàn Hà Nội có 10 dự án đang chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Như dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều (huyện Thanh Trì); Trung tâm thương mại Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng), Khu đô thị mới Dịch Vọng (quận Cầu Giấy)....

Gỡ vướng định giá đất, phát triển thị trường BĐS

Hay như dự án CEO Homes Hana Garden City (huyện Mê Linh) do Công ty trách nhiệm hữu hạn CEO quốc tế làm chủ đầu tư bị bỏ hoang hơn 15 năm do vướng mắc trong công tác định giá đất.

20,3ha đất cùng hơn 1.000 tỷ đồng của doanh nghiệp bị đóng băng. Ách tắc trong khâu xác định giá đất không chỉ khiến Nhà nước thất thu ngân sách, người dân bức xúc mà doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ phá sản.

Ông Lâm Hiếu Dũng, Phó Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên cho biết: “Trên thực tế định giá đất bị tắc nghẽn mấy năm qua khiến hàng vạn căn nhà chưa được cấp sổ hồng, hàng ngàn dự án chưa thể được triển khai, ngân sách thất thu một khoản cực lớn.”

10 dự án đang chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Theo khoản 5 Điều 158 Luật Đất đai 2024, các phương pháp định giá đất bao gồm:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thu nhập

- Phương pháp thặng dư

- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

- Cuối cùng cũng rất đáng chú ý là Chính phủ có thể quy định phương pháp định giá đất khác sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Có thể thấy, Luật Đất đai 2024 đã có nhiều điểm mới so với Luật đất đai 2013 khi tiếp cận và thể hiện đầy đủ vấn đề về tài chính đất đai theo cơ chế thị trường. Điều này sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Luật đất đai 2024 với những quy định pháp luật chặt chẽ liên quan đến định giá đất

Ts.Trần Thu Hà- Trường Đào Tạo Cán Bộ, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chia sẻ: “Khi mà nghị định 12 của CP ra đời về xác định khung giá đất thì sẽ giải quyết được 1 số vướng mắc sau: Thứ nhất là xoá bỏ được cơ chế định giá 2 giá: giá nhà nước và giá thị trường và cơ chế định giá nhà nước mang nặng tính hành chính. Thứ 2 là bỏ khung giá đất thì cũng sẽ giúp được cho địa phương trong khâu định giá đất có thể linh hoạt hơn, bám sát được với diễn biến của thị trường, tránh được những thất thoát những tài sản cho nhà nước và các bên liên quan.”

Đất đai và nhà ở là lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống, xã hội và mỗi người dân. Theo các chuyên gia, quy trình xây dựng luật đã được triển khai một cách bài bản, chi tiết nhưng để luật phát huy được hiệu quả tối đa, cần sớm có nghị định và thông tư hướng dẫn.

Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho biết: “Luật đất đai ra đời sẽ bãi bỏ khung giá của Chính phủ, còn khung giá của địa phương sẽ được cập nhật theo năm. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn cần đảm bảo thật là rõ ràng minh bạch. Thứ 2 là sự tuyên truyền nó phải tới. Và thứ 3 là phải có thiện chí từ phía các nhà đầu tư cũng như các cấp chính quyền trong việc phối hợp với người dân để xử lý giá của các mặt bằng cần giải toả.”

Định giá đất là công cụ để Nhà nước thiết lập cơ chế quản lý đất đai, tạo cơ sở cho sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây còn là căn cứ để cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như hưởng sự đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.

Luật đất đai 2024 với những quy định pháp luật chặt chẽ liên quan đến định giá đất, phương pháp định giá đất đúng và đủ, khoa học và minh bạch là tiền đề quan trọng để giải quyết những bất cập tồn tại lâu nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đất đấu giá bị đầu cơ, nhiều lô đất ở ngoại thành bị để hoang hóa trong khi người dân có nhu cầu thực không thể tiếp cận. Còn ở ven đô, nhiều biệt thự triệu đô, nhà liền kề có giá cả chục tỷ cũng bị bỏ hoang. Một nguồn lực lớn đang bị đầu cơ, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.