Gói giò xào ăn Tết
Vào những ngày cuối năm âm lịch, người Hà Nội thường có thói quen tự gói giò xào ăn Tết. Cùng với bánh chưng, thịt đông, dưa hành, món giò xào sần sật, thơm mùi hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ chính là một món ăn không thể thiếu trong cỗ Tết của người Hà Nội.
Chợ Tứ Liên là một khu chợ đông đúc của dân cư quận Tây Hồ. Tại đây bán đa dạng mặt hàng. Gần Tết, khách ra vào chợ mua bán thực phẩm, gia vị Tết cũng rất đông vui và nhộn nhịp. Hàng thịt lợn của chị Trần Thị Huệ (xã Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) bán ở chợ Tứ Liên nhiều năm nay. Năm nào cũng vậy, cứ vào tuần sát Tết, mặt hàng thủ heo, tai heo của nhà chị cũng bán chạy nhất bởi nhu cầu gói giò ăn Tết tăng cao.
Tranh thủ được nghỉ Tết, gia đình nhà anh Dương Văn Phương và chị Ngô Thúy Hiền (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) lại rủ nhau cùng ra chợ mua nguyên liệu về làm giò xào để đón Tết và gửi biếu ông bà, cha mẹ đôi bên.
Sau khi sơ chế và làm chín các nguyên liệu, anh Phương và chị Hiền hướng dẫn con gái tập làm quen với việc gói giò xào, món ăn trong những ngày Tết mà khi còn nhỏ anh chị đã được bố mẹ chỉ dẫn. Là người Hà Nội gốc, từ khi còn nhỏ, anh Phương đã được theo chân ông bà, cha mẹ ra chợ học gói giò xào. Vì vậy, giờ đây dù đã có gia đình của riêng mình, nhưng cứ đến những ngày này, anh vẫn cố gắng dành thời gian để làm món giò xào thân thuộc cho gia đình ăn Tết.
Trời đã gần về trưa, món giò xào cũng đang gần hoàn thiện. Cả nhà vừa làm, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí những ngày giáp Tết làm chị Hiền nhớ về những kỷ niệm xưa cũ của gia đình. Nhất là những ký ức về món giò xào mà chị được thưởng thức và được tự tay làm từ khi còn nhỏ. "Ngày trước, cứ mỗi lần sắp Tết, khi bố bảo làm giò xào, chị em trong nhà mình lại háo hức, phân chia công việc ngay từ tối hôm trước. Bây giờ tôi cũng muốn con mình có những cảm xúc đó, sự háo hức mà ngày xưa tôi đã từng được trải qua", chị Hiền thích thú nói.
Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.
Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.
0