Gợi ý đáp án đề thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

(HanoiTV) - Sáng 7/7, gần 98.000 thí sinh tại Hà Nội đã hoàn thành môn thi Ngữ văn trong kỳ tuyển tốt nghiệp THPT 2022. Dưới đây là gợi ý đáp án của môn Ngữ văn, do các thầy cô giáo của trung tâm Học Mãi giải đáp.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Tính từ miêu tả vẻ đẹp: trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn

Câu 3.

– Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp so sánh: “tuổi trẻ” được so sánh với “sao trời” và “lửa thiêng liêng”.

Tác dụng của biện pháp so sánh:

– Hữu hình hoá “tuổi trẻ” thành sự vật hữu hình là “sao trời mát mắt” và “lửa thiêng liêng” với trạng thái “cháy bùng”.

– Làm rõ vẻ đẹp của “tuổi trẻ”, qua những hoàn cảnh khác nhau: “khi yên bình hạnh phúc”, “khi giặc giã đụng vào bờ cõi”.

Câu 4.

Đây là câu hỏi mở, học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:

– Suy ngẫm về sự hi sinh của tuổi trẻ được tác giả thể hiện rõ nhất trong đoạn thơ cuối của phần trích.

+ Tuổi trẻ cống hiến, hi sinh và góp phần tạo nên những giá trị, lịch sử; từ đó thể hiện và đề cao tinh yêu nước, tinh thần dân tộc.

+ Khẳng định và đề cao những phẩm chất, lý tưởng cần có của con người trong mối quan hệ với quê hương, đất nước.

+ Khơi dậy ý thức về tình yêu nước và trách nhiệm với cộng đồng cho những thế hệ sau.

+ Thể hiện sự trân trọng, tự hào với thế hệ đi trước và niềm tin vào những thế hệ kế cận.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Có thể theo hướng:

Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm trong cả suy nghĩ và hành động để tiếp bước các thế hệ đi trước. Ở khía cạnh suy nghĩ, thế hệ trẻ cần có nhận thức đúng đắn về sức trẻ (khát vọng, mơ ước, nhiệt huyết,…) và những hiểu biết đúng đắn, sâu sắc về lịch sử hào hùng, vẻ vang, về truyền thống yêu nước của dân tộc; từ đó có ý thức trân trọng những di sản mà cha ông đã để lại, có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước. Ở khía cạnh hành động, thế hệ trẻ nên học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống vì tập thể, sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng; tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Đề bài:

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Nội dung và nghệ thuật đoạn truyện; liên hệ đến hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích.

* Phân tích đoạn trích:

– Phát hiện của nghệ sĩ Phùng:

+ Vẻ đẹp của bức tranh: cảnh đắt trời cho

++ Vị trí quan sát: từ xa, trong sương mù màu trắng sữa, mơ hồ, lòe nhòe giúp Phùng đã khám phá được vẻ đẹp lãng mạn của bức tranh.

++ Đường nét: nét loè nhòe của bầu sương mù, chấm phá thêm bằng nét cong của mui thuyền khum khum, đường tròn của tấm lưới với hai gọng vó hình con dơi.

++ Màu sắc: sự pha trộn hài hòa, hoàn hảo giữa màu trắng sữa và màu hồng hồng của mặt trời đã tạo nên vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, thánh thiện cho khung cảnh.

+ Cảm giác của Phùng: bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào

++ Xúc động vì thấy mình may mắn bắt được khoảnh khắc trời cho.

++ Biểu hiện của một tâm hồn nghệ sĩ thăng hoa, giàu xúc cảm vì anh phát hiện chân lí: “cái đẹp là đạo đức”.

– Chọn điểm nhìn trần thuật sắc sảo của nghệ sĩ Phùng; ngôn ngữ khách quan, chân thực…

* Liên hệ đến hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

– Tương đồng: đều là cảnh con thuyền giữa biển khơi được cảm nhận qua cái nhìn của nghệ sĩ Phùng,

– Sự khác biệt:

+ Vị thế quan sát: cảnh biển quan sát được quan sát với tư cách của một người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp; cảnh biển trong cơn bão được quan sát từ góc độ con người công dân đời thường.

+ Khung cảnh và cảm xúc: cảnh biển buổi sáng tĩnh lặng, êm đềm, lãng mạn khiến Phùng cảm được thanh lọc tâm hồn; cảnh biển trong cơn bão dữ dội khiến Phùng thấu hiểu những lo lắng, trăn trở của con người.

– Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống:

+ Phải có cái nhìn thấu đáo, toàn diện, sâu sắc nhiều góc độ.

+ Không tách rời nghệ thuật với đời sống con người, thể hiện tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Thông tư số 30/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, có 5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10.

Sáng 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những nhiệm vụ cụ thể được nêu là di dời các cơ sở giáo dục đại học trong nội thành ra khu vực ngoại vi của các thành phố lớn.

Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, 12 trường đại học phải chuyển ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng đã di dời.

Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẵn sàng kết nối, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở giáo dục của nước này trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, trao đổi. Đây là khẳng định của Đại sứ Marc Knapper tại buổi giao lưu với sinh viên về chủ đề "Kỷ niệm 30 năm mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".