Gốm sứ Chile là di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 29/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận kỹ năng tinh xảo chế tạo gốm sứ đen đang mai một ở Chile và tri thức cổ xưa của các nhóm thổ dân ở Colombia là di sản văn hóa phi vật thể.

Mạng xã hội Twitter, UNESCO cho biết đã bổ sung các kỹ năng chế tạo gốm sứ có từ nhiều thế kỷ nay ở Chile vào danh sách di sản văn hóa cần được bảo tồn khẩn cấp. Những sản phẩm gốm sứ này chủ yếu do những người phụ nữ ở 2 thị trấn Quinchamali và Santa Cruz de Cuca của Chile làm ra. 

Những sản phẩm gốm sứ đen tại Quinchamal, Chile, ngày 26/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Kỹ thuật làm đồ đất nung đen, trang trí các họa tiết màu trắng, được áp dụng chế tạo các vật dụng thiết thực như cốc, đĩa cũng như các sản phẩm mỹ nghệ như tượng người hoặc động vật... Theo hồ sơ đề cử với UNESCO, hiện chỉ còn 5 thợ nam giới và 74 thợ nữ giới tiếp tục truyền thống làm đồ gốm này. Trong số này nhiều người đã cao tuổi và 10 năm nữa sẽ chỉ còn 12 thợ gốm dưới 60 tuổi còn làm việc. Bên cạnh đó, một mối đe dọa khác đối với truyền thống này là việc trồng các rừng thông và bạch đàn trong khu vực, khiến những người thợ gốm khó kiếm được đất sét và phân chim là những nguyên liệu cần thiết để sản xuất đồ gốm.

Với việc kỹ năng trên được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Chile sẽ được tiếp cận nguồn tài chính để bảo tồn truyền thống này. 

UNESCO cũng công nhận hệ thống tri thức cổ xưa của 4 cộng đồng thổ dân ở Colombia là Arhuaco, Kankuamo, Kogui và Wiwa sinh sống ở khu vực miền núi ven biển cao nhất thế giới là di sản văn hóa phi vật thể. Theo UNESCO, các nhóm thổ dân này nắm giữ những kiến thức cần thiết để “chăm sóc mẹ thiên nhiên, nhân loại và hành tinh”. Các cộng đồng thổ dân này đều sinh sống trên sườn núi Sierra Nevada de Santa Marta ở miền Bắc Colombia và cùng mặc quần áo trắng truyền thống, đội mũ rơm đan.

Hồ sơ đề cử với UNESCO nêu rõ: "Hệ thống kiến thức này thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về lãnh thổ, qua đó biển, sông, đá, núi và đỉnh núi phủ tuyết được công nhận là tổng thể của một cơ thể sống duy nhất".

Bộ Văn hóa Colombia cho biết các cộng đồng bản địa này "đóng vai trò cơ bản trong bảo đảm hoạt động bảo vệ hệ sinh thái... và tránh đánh mất bản sắc văn hóa".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.