Góp ý ba nhóm vấn đề trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng nay (8/6), tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì cuộc họp để cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến vào ba nhóm vấn đề còn có ý kiến khác nhau: Về việc quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê; Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc và việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: Đại biểu nhân dân.

Dự thảo luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố Hà Nội có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại khu vực này theo trình tự, thủ tục do HĐND thành phố quy định.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với các nội dung quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Có ý kiến cho rằng việc cho phép thành phố Hà Nội được xây dựng các công trình trong khu vực không gian thoát lũ tại bãi sông, bãi nổi nhưng phải tuân thủ theo pháp luật về đê điều thì khó có thể xử lý được những vướng mắc, bất cập mà thành phố đang gặp phải hiện nay. Vì vậy, đề nghị chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi xây dựng các công trình mà không phụ thuộc vào các quy định của pháp luật về đê điều.

Chính phủ đề nghị bổ sung quy định UBND Thành phố Hà Nội xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tại bãi sông, bãi nổi tại khoản 7 Điều 18.

Thường trực Uỷ ban Pháp luật đề nghị cần giữ quy định như trong dự thảo luật để có cơ sở xem xét, điều chỉnh hướng tuyến đê bảo đảm phù hợp hơn với thực tiễn thủy văn và dòng chảy thoát lũ.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Đại biểu nhân dân.

Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc, các đại biểu đề xuất chỉnh lý theo hướng quy định đối với khu vực chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt; đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất thì Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất. Ban Quản lý khu công nghệ cao giúp UBND thành phố thực hiện các nội dung quản lý về đất đai theo phân cấp, ủy quyền của thành phố.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Thành phố Hà Nội để tiếp thu, chỉnh lý các điều khoản, hoàn thiện dự thảo luật và gửi lấy ý kiến Chính phủ. Trong đó, rà soát kỹ lưỡng nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, của Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền; lưu ý về kỹ thuật lập pháp, từ ngữ để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; bảo đảm thể hiện được 9 chính sách lớn đã đề ra khi xây dựng luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.