Góp ý xây dựng Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 30/10, TP Hà Nội tổ chức Hội nghị trình bày, báo cáo, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội nghị đã nghe đại diện Liên danh tư vấn trình bày tóm tắt nội dung chủ yếu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các Sở, ngành, UBND Các quận, huyện, thị xã góp ý với Quy hoạch Thủ đô, tập trung vào các nội dung: thực trạng phát triển của ngành lĩnh vực do đơn vị, địa phương phụ trách; các quan điểm, định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để phát triển Thủ đô; phương án phát triển của ngành, lĩnh vực; phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện

Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ ra một số điểm nghẽn trong thực trang phát triển Thủ đô như: Thiếu thể chế, Hà Nội có Luật Thủ đô các quy định đặc thù không vượt trội; Hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; Ô nhiễm môi trường và các vấn đề trong thực thi công vụ. Từ đó, đưa ra định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

TS Lê Ngọc Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, TS Lê Ngọc Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khẳng định: Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch định hướng, có quy mô và tầm bao quát rộng hơn so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Quy hoạch chung xây dựng là quy hoạch đô thị việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Từ đó, xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan tỏa và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc và cả nước; tạo dựng được hình ảnh, vị thế phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia trên trường quốc tế; làm hình mẫu lan tỏa cho phát triển của vùng, đi trước cả nước các chỉ tiêu về nước công nghiệp và nước phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ 6h sáng đến 18h tối ngày 26/7, Công an TP. Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên 11 tuyến đường tại Hà Nội để đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Kiểm toán Nhà nước; Ban Phụ nữ Quân đội; Tổng công ty 789; Hội Nông dân thành phố và huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa gắn với phòng trào "Đền ơn đáp nghĩa".

Từ nhiều năm nay, sân chơi trước khu tập thể B1 - Trần Huy Liệu thuộc phường Giảng Võ, quận Ba Đình đã bị hàng quán kinh doanh lấn chiếm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Đây là nơi an nghỉ của nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, các nhân sĩ, trí thức và tướng lĩnh lực lượng vũ trang. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị tại nghĩa trang Mai Dịch đã hoàn tất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí còn là người con ưu tú, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 50km, làng Trinh Tiết nằm bình yên bên dòng sông Đáy.