Grab vừa bổ sung phương thức thanh toán bằng MoMo
Mới đây, MoMo và Grab Việt Nam vừa chính thức công bố hợp tác. Theo đó, người dùng Grab có thể chọn MoMo là phương thức thanh toán khi đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online hay đặt giao hàng. Nhân dịp này, người dùng khi lần đầu dùng MoMo để thanh toán cho các dịch vụ Grab, cũng sẽ có cơ hội nhận được gói ưu đãi với tổng trị giá lên tới 100.000 đồng.
Cụ thể, người dùng Grab chỉ cần thực hiện liên kết MoMo một lần duy nhất để MoMo trở thành một trong số những phương thức thanh toán trên ứng dụng Grab. Theo thông tin thêm từ MoMo, ưu điểm nổi bật khi chọn MoMo là người dùng cũng có thể tùy chọn sử dụng các nguồn tiền đa dạng để thanh toán cho các dịch vụ trên ứng dụng Grab như Ví MoMo, đa dạng Ngân hàng liên kết và đặc biệt là Ví Trả Sau.
Về phía Grab, hợp tác này cho phép siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á tiếp tục mở rộng các phương thức thanh toán không tiền mặt trên ứng dụng, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dùng khi thanh toán dịch vụ Grab. Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, chia sẻ: “Sự hợp tác này sẽ mang đến cho người dùng Grab thêm một phương thức thanh toán không tiền mặt tiện lợi, an toàn, đồng thời giúp người dùng của MoMo tiếp cận với mạng lưới dịch vụ rộng khắp và danh mục các dịch vụ hằng ngày vô cùng đa dạng trên ứng dụng Grab. Hai công ty cũng hướng đến nhiều hoạt động hấp dẫn và thiết thực trong thời gian tới để người dùng tận hưởng ngày càng nhiều tiện ích và ưu đãi khi thanh toán không tiền mặt, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, hướng đến xã hội số.”
Tại hợp tác này, MoMo cũng đã hoàn tất sự hiện diện trên hầu hết các nền tảng phổ biến nhất trong đời sống của người Việt cho các nhu cầu như mua sắm, giải trí, xem phim, đi lại, ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ công...
(Tổng hợp)
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0