Gửi sợi tình vào những lá thư tay

Có một cô gái, cũng như bao người khác, cô có thể ngồi ở bên này gửi lời hỏi thăm một người bạn ở tận bên kia quả địa cầu, nhưng, nhiều hơn một lần, cô đã chọn chữ viết tay để tỏ bày. Những lần ấy, cô thấy lòng mình bay bổng như thể hái được đóa mây bồng bềnh rồi mê say đưa tay tung hứng.

Thuở nhỏ, lá thư tay đầu tiên tôi gửi về cho ông bà nội, ngoại và các dì ở quê. Hồi ấy, chưa có điện đài, mạng xã hội như bây giờ. Mẹ dạy tôi gửi lời thương bằng câu chữ với dòng mực tím và trang vở ô ly. Những lá thư ấy khi thì gửi người họ hàng vào chơi rồi mang về quê sau mấy bận xe đò, lúc lại qua những bao thư viền xanh sọc đỏ dán con tem ngoài bưu điện.

Ngoại ơi! Ngoại và các dì có khỏe không? Ba mẹ và con đều khỏe. Con nhớ ngoại nhiều lắm.

Nội ơi! Con mới thi học kỳ xong, con được hai điểm chín và một điểm mười, nội thấy con có giỏi không nội?

Hay đôi khi là câu thông báo mà tôi biết ông bà sẽ vui từ lúc nhận tin cho đến khi thấy bóng dáng nhỏ nhắn của tôi lấp ló bước xuống xe đò, đó là lá thư có dòng chữ: Hè này, ba mẹ đã đồng ý cho con về quê chơi đó nội.

Ảnh minh hoạ.

Những mùa hè ấy, ông bà thường ngóng trông ngày tôi về qua những lá thư. Lớn dần lên, tôi giữ thói quen báo trước để niềm vui ấy được dài hơn số ngày tôi ở lại. Bởi tôi biết nếu tôi báo trước một tháng thì một tháng ấy ông bà vui dần, còn đợi đến sát ngày về mới báo thì niềm vui chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tuổi học trò mười bảy mười ba, tôi cũng thập thò những bức thư tay chuyền nhau dưới ngăn bàn. Tôi nhớ như in lá thư tay đầu tiên tôi nhận được của cậu bạn tên H. Tôi đã đáp lại bằng bài thơ ngắn tự mình chế tác: Anh là nước, em là hoa bên suối/ Hoa có buồn suối vẫn đẩy nước trôi/ Rồi một ngày nước trở lại bên đồi/ Hoa lặng lẽ nép mình quên khoe sắc.

Sau đó tôi không nhớ đứa nào oẳn tù tì thắng làm đứa kia hờn giận rồi nghỉ chơi. Một vài mối tình tuổi trẻ lướt qua tôi như vòng xoay xe đạp, mộng mơ có, thực tế có. Nhưng thật vui vì mối tình nào cũng đọng lại trong tôi những nét chữ qua từng lá thư.

Xếp gọn lại, tôi đặt từng lá thư ấy vào chiếc hộp gỗ, nơi lưu giữ những hồi ức. Mỗi lần mở chiếc hộp ấy ra, tôi như bước vào cánh cửa thời gian. Tôi thấy cô bé trong tôi ở đó, từ vô tư hồn nhiên dần trưởng thành và chín chắn hơn qua từng khoảnh khắc.

Ảnh minh hoạ.

Tôi tập cách nắn nót câu từ đến nét chữ qua những tấm thiệp tự tay làm để gửi đến người thương quý. Đó có thể là lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật, ngày hạnh phúc chung đôi, ngày gia đình chào đón thành viên mới, ngày xuất viện sau đợt điều trị. Tôi thay những cô cậu học trò mầm non của mình viết lời tri ân gửi đến ba mẹ của chúng trong những dịp ý nghĩa. Ngồi bên chiếc bàn nhỏ với ánh điện vàng ấm áp cùng hương trầm thoang thoảng, tôi nắn nót viết lời cảm ơn chân thành đến những quý nhân của cuộc đời mình.

Cũng có những lá thư tôi viết cho mình và cho cậu con trai vừa lên sáu. Tôi thường bắt đầu những lá thư cho con bằng dòng chữ: Gửi An thương của mẹ!. Tôi bày tỏ hạnh phúc của mình từ khi nhận tin có một hạt mầm nhỏ là con đang nhú lên trong cơ thể và cả hành trình trưởng thành cùng con. Những câu chuyện hai mẹ con thường tỉ tê hay những bài học đầy ý nghĩa mà tôi học được từ cậu con trai nhỏ. Ai đó nói rằng người truyền cảm hứng phải là người có kiến thức chuyên sâu và có địa vị nhất định. Còn với tôi, người truyền cảm hứng là người gần nhất với mình. Qua những lá thư, tôi cảm ơn con trai đã truyền cho tôi năng lượng tuyệt vời ấy.

Khi sẵn sàng trao đi cũng là lúc ta nhận lại và thậm chí nhận lại nhiều hơn rất nhiều. Điều tôi nhận được trước tiên là đặt được tảng đá lớn trong lòng mình sang một bên, điềm tĩnh bên từng câu chữ. Cảm giác xúc động, xen lẫn hào hứng, hồi hộp khi nghĩ đến niềm vui của người nhận. Tôi cảm nhận chính mình cũng lâng lâng hạnh phúc khi được ai đó trao những dòng viết tay. Từng lời động viên, nhắn nhủ tuy ngắn thôi nhưng đủ khiến lòng tôi vương vấn và thêm rất nhiều động lực trên hành trình yêu thương bản thân mình qua từng con chữ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên khắp các nẻo đường Hà Nội, cả ngàn bưu tá, shipper, người vận chuyển đang hối hả đi giao những đơn hàng, tạo thành mạng lưới liên tục giao nhận hàng hóa.

Sau cơn bão số 3 và số 4, nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo đã có hiện tượng nứt, nghiêng, không đảm bảo an toàn. Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải tạo chung cư cũ vốn đã rất chậm chạp thời gian qua.

Trước Cách mạng tháng Tám, tại Tứ Tổng có nhiều xưởng mộc của người Pháp, Nhật, Việt. Nơi đây thu hút hàng nghìn công nhân đến làm. Nhiều cán bộ Thành ủy, Xứ ủy đã thâm nhập, vận động cách mạng tại Tứ Tổng. Tại đây, Hoàng Tân là thợ xẻ khỏe mạnh, thông minh, tháo vát luôn được mọi người yêu quý.

Trang trí đường phố chuẩn bị kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô; Giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường; Lộn xộn trên vỉa hè đường Phú Mỹ; Một đoạn đường Giải Phóng đang xuống cấp… là nội dung chính trong chương trình hôm nay.

U20 Việt Nam để thua tối thiểu trên sân nhà; Sông Lam Nghệ An chia điểm trên sân nhà; Real Madrid chia điểm đầy đáng tiếc... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hà Nội - thành phố của những cây cầu; Australia: Làm mờ đèn đường để giảm ô nhiễm ánh sáng; Triển lãm đồ đồng châu Á tại bảo tàng Hà Lan... là những nội dung sẽ có trong chương trình hôm nay.