Hà Lan triển khai hệ thống tên lửa sát biên giới Nga
Trong một thông cáo báo chí, Bộ Quốc phòng Hà Lan tuyên bố cuộc tập trận kéo dài trong vài tuần là điều cần thiết để tăng cường hệ thống phòng không ở sườn phía Đông. Mục tiêu là để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh của quân đội NATO đối với việc vận chuyển và triển khai hệ thống phòng không trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren nhấn mạnh, quyết định triển khai hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất tới khu vực giáp biên giới Nga sẽ “góp phần nâng cao tính sẵn sàng của NATO”.
Về phía Litva, nước này ủng hộ cuộc tập trận, khẳng định đây là “một tin tức tuyệt vời”. Vilnius cũng lưu ý rằng Hà Lan sẽ huấn luyện cách tái triển khai các đơn vị phòng không mà không cần thông báo trước. Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasciunas hôm 29/3 cho biết, lực lượng tác chiến Hiện diện Tiền phương tăng cường (eFP) của NATO là “rất quan trọng đối với an ninh của các nước vùng Baltic”. Ông Kasciunas kêu gọi triển khai và tập trận các hệ thống máy bay cũng như hệ thống phòng không trên mặt đất của NATO nhiều hơn tại Litva.
Hiện tại, vẫn chưa rõ Hà Lan sẽ triển khai hệ thống Patriot tại Litva trong thời gian bao lâu. Cùng với Mỹ và Đức, Hà Lan là một trong số ít các quốc gia cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine. Amsterdam đến nay đã chuyển cho Kiev 2 tổ hợp Patriot. Được biết, một tổ hợp của Patriot có tối đa 8 bệ phóng cùng tên lửa đánh chặn, cùng nhiều thiết bị như hệ thống radar, ăng-ten, trạm điều khiển tác chiến và các phương tiện hỗ trợ khác.
Việc triển khai hệ thống Patriot dự kiến sẽ được khởi động sau cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ của NATO “Steadfast Defender 2024” đang diễn ra với sự tham gia của khoảng 90.000 binh sỹ.
Ở chiều ngược lại, Nga tuyên bố việc NATO tăng cường chi tiêu quân sự và các cuộc tập trận làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn trật tự thế giới. Hồi đầu tháng 3, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev mô tả NATO là “một công cụ, một phương tiện quan trọng để Washington gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác”. Trong suốt 75 năm tồn tại, với tư cách là bên bảo đảm hòa bình và dân chủ, NATO đã tiến hành hơn một trăm cuộc chiến tranh và xung đột quân sự trên khắp thế giới và đang chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều cuộc chiến nữa”, ông Patrushev nói thêm.
(Nguồn: RT)
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
0