Hà Lê, Lê Duy Mạnh lần đầu mặc cổ phục hát nhạc Trịnh
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm luôn là khoảng thời gian đặc biệt đối với những tâm hồn yêu âm nhạc. Bởi đây là lúc để tưởng nhớ về cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ tài hoa với những ca khúc đậm tính triết lý được nhiều thế hệ yêu thích. Chính vì lẽ đó, đêm nhạc "Mưa hồng" cùng sự kết hợp lần đầu tiên giữa nghệ sĩ Saxophone Lê Duy Mạnh và Ca sĩ Hà Lê dễ dàng nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả yêu nhạc Trịnh.
"Nhạc của Hà Lê được khán giả biết tới khi làm mới nhạc Trịnh Công Sơn rất nhiều. Trong khi đó nghệ sĩ Saxophone Duy Mạnh lại thể hiện một màu sắc cổ điển của nhạc Trịnh. Trong đêm nhạc này, khán giả sẽ được thưởng thức cả hai màu sắc đặc biệt ấy, sôi động pha lẫn nét cổ điển", ca sĩ Hà Lê tâm sự.
"Saxophone là một nhạc cụ không lời, khi chơi nhạc cụ này để thể hiện nhạc Trịnh, tôi thấy hoàn toàn có thể tạo ra được những không gian khác khi mọi người cảm nhận về nhạc Trịnh. Bởi tiếng kèn Saxophone cũng khá giống tiếng người khi hát, khán giả có thể nhắm mắt và tận hưởng nhạc Trịnh theo một cách mới lạ và đặc biệt", nghệ sĩ Saxophone Lê Duy Mạnh chia sẻ.
Thêm một điều đặc biệt trong show "Mưa hồng" chính là sự xuất hiện của ban nhạc gồm những bạn trẻ sinh năm 2004 đến năm 2007: "Đối với âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta có thể thấy đang có một sự tiếp nối, chuyển giao ngay trên sân khấu của Phiêu Du Show", ca sĩ Hà Lê chia sẻ.
Bên cạnh sự đầu tư chỉn chu về các ca khúc thể hiện trong đêm nhạc, "Mưa hồng" còn khiến khán giả ấn tượng về trang phục biểu diễn của các nghệ sĩ. Đây cũng là lần đầu tiên ca sĩ Hà Lê cùng nghệ sĩ Saxophone Lê Duy Mạnh mặc cổ phục để thể hiện nhạc Trịnh."Giữa cổ phục và nhạc Trịnh đều có 1 điểm chung khi, đều là di sản của văn hóa Việt. Hà Lê nghĩ rằng mặc cổ phục hát nhạc Trịnh theo một phong cách mới, ở trong một thời đại mới sẽ góp phần tô điểm thêm cho những giá trị di sản mà ông cha ta để lại. Chúng tôi là người trẻ, chúng tôi sẽ cần phải gìn giữ, bảo tồn và quảng bá những di sản này ra bên ngoài nhiều hơn", ca sĩ Hà Lê tâm sự.
Trong không gian thơ mộng, lãng mạn của núi rừng Ba Vì, đêm nhạc "Mưa hồng" đã diễn ra thành công, để lại cho khán giả yêu nhạc Trịnh những cảm xúc khó quên.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0