Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích | Hà Nội tin mỗi chiều
Trong những ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Tích tại Trạm thuỷ văn Kim Quan đã lên mức 7,14 m, trong khi mức báo động 1 là 6,8m. Mực nước trên các sông chính đi qua Hà Nội và mực nước các hồ chứa thủy lợi cũng đang lên cao.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.
Hai ngày nay, cơn bão Yagi càn quét qua Hà Nội đã làm 3 người chết, 8 người bị thương, gần 15 nghìn cây đổ, có 274 hộ dân và công trình khác bị tốc mái, 04 nhà mái tôn bị sập. Đặc biệt, thời tiết mưa kéo dài trước, trong và sau cơn bão đang khiến mực nước các sông qua Hà Nội dâng lên, sông Tích đang ở mức báo động, tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của người dân Hà Nội.
Ông Lê Văn Tuấn ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai luôn lo lắng mỗi khi lũ về. Theo ông, tài sản có thể làm ra, người còn của còn, mất người là mất tất cả. Nhưng không phải ai cũng nghĩ được như ông Tuấn. Vẫn có một bộ phận người dân chủ quan khi có lũ nhỏ, hoặc sau lũ.
Thực tế, nhiều năm qua, giữa lúc bão gió thường ít xảy ra tai nạn, số người chết thấp do người dân chủ động phòng tránh. Phần lớn những vụ tai nạn, chết người xảy ra sau lũ, hoặc trong các đợt lũ nhỏ do một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, không tuân thủ khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chức năng; nghĩ rằng lũ nhỏ nên vẫn lao động, sinh hoạt, hoặc đi lại trên những đoạn đường thấp trũng, chèo xuồng trên sông,… dẫn đến tai nạn thương tâm.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội, thời gian tới, tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ tiếp tục xảy ra mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất là rất cao. Do đó, người dân cần nêu cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, dù lũ nhỏ.
Những năm gần đây, các hình thái thiên tai xảy ra ở Việt Nam ngày càng khốc liệt và diễn biến khó lường, không theo quy luật. Mỗi năm bình quân thiên tai gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1,5% GDP, làm gần 300 người thiệt mạng. Nỗi lo về mất an toàn hệ thống đê điều là hiện hữu khi cả nước còn 230 điểm đê xung yếu.
Trong khi đó theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm, ở một số hệ thống sông trên cả nước có thể xảy ra nhiều trận lũ lớn bởi theo quy luật sau hạn hán là mưa lũ lớn. Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với từng loại hình thiên tai, sự cố cơ bản có thể xảy ra trên địa bàn.
Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội Đào Quang Khải cho biết, để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, thiên tai, đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội. Trong những ngày tới, bên cạnh tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi), các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó chủ động, kịp thời với các sự cố thiên tai có thể xảy ra.
Nhưng dù cho thế nào thì có một thực tế là sự tàn phá của thiên nhiên bao giờ cũng khó lường hơn bất cứ dự đoán máy móc nào bởi tình hình khí hậu, trái đất đang ấm lên, thời tiết ngày một bất thường. Điều cần nhất là một tâm lý chủ động phòng tránh. Cùng với đó, các cơ quan chính quyền cũng cần có những phương án cụ thể để những người dân vùng lũ có thể sống chung với lũ an toàn.
- Hà Nội di dời khẩn cấp cư dân nhà A7 Tân Mai | Hà Nội tin mỗi chiều
- Ứng phó khẩn cấp với siêu bão Yagi để giảm thiểu thiệt hại | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người tiêu dùng hoang mang với bánh trung thu '3 không' | Hà Nội tin mỗi chiều
- Bão số 3 có thể thành siêu bão hướng vào đất liền nước ta | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giá mỗi m2 nhà phố cổ ngang ngửa căn chung cư cũ | Hà Nội tin mỗi chiều
Hoàn thành cầu Phong Châu mới vào tháng 12/2025; Cấm lưu thông trên đường Văn Khê để thi công cầu vượt; Hàng nghìn người hào hứng trải nghiệm Metro Bến Thành - Suối Tiên... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Trong bài viết, "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, nguy hiểm, xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và làm công tác dân vận đã tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc".
Hà Nội bắt đầu những ngày mùa đông. Hà Nội bước vào những ngày lãng đãng sương mù. Nhiều người sẽ nói rằng đây đúng “chất” Hà Nội rồi đây.
Đông trùng hạ thảo Kovi đã trải qua nhiều năm nghiên cứu để chọn ra những cá thể tốt nhất rồi nhân giống cây trồng thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất công nghiệp. Đông trùng hạ thảo Kovi đã thành công nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo, góp phần làm nên thành công trong công cuộc nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo có chất lượng như ngoài tự nhiên. Và mục tiêu là đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, với giá cả hợp lý có thể dễ dàng mua và sử dụng.
Chân trần nhưng chí thép; Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu; Thủ tướng dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ; Hungary đề xuất giải pháp trung chuyển khí đốt qua Ukraine;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.
Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng có một truyền thống văn hóa, lịch sử rất đáng tự hào, kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của bao thế hệ tiền nhân. Và đó là những bài học lịch sử sinh động được nhiều nhà trường “truyền lửa” tới các em học sinh, thông qua nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa.
0