Hà Nội cải tạo, xây mới 166 công viên, vườn hoa

Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025 có 14/19 chỉ tiêu đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, trong đó điểm nhấn nổi bật nhất là xây dựng, cải tạo các công viên, vườn hoa.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát ngay các cam kết tiến độ, phải có sản phẩm cụ thể, tạo sự lan toả từ cấp cơ sở.

Hà Nội đã có 166 công viên, vườn hoa nằm trong kế hoạch cải tạo xây mới. Nhiều công trình đã hoàn thành, phục vụ thiết thực người dân.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 03-CTr/TU phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Ba công viên lớn: Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo đã được HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư gần 900 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết chủ trương đã thông qua, hiện nay phân cấp đầu tư ba công viên đã giao cho quận và đơn vị quản lý, việc còn lại là giao nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết cho các địa phương để sớm triển khai đầu tư.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến băn khoăn về 5 chỉ tiêu khó có thể thực hiện là tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, hạ ngầm, xây chợ, cải tạo chung cư cũ và xử lý nước thải.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) sắp có hiệu lực, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý đô thị. Các sở, ngành, địa phương cần tham mưu xây dựng ngay thể chế để cụ thể hoá luật.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 03 của Thành uỷ Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh thời gian đến hết nhiệm kỳ không còn nhiều, các sở, ngành, địa phương phải rà soát ngay các cam kết, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đặc biệt là các chỉ tiêu khó hoàn thành.

Đối với ba công viên lớn: Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố, Sở Quy hoạch kiến trúc, quận Ba Đình và Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ, báo cáo Ban Chỉ đạo ngay trong tháng 7.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu ngành điện lực hoàn thành việc hạ ngầm 238 tuyến phố; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ; tháo gỡ vướng mắc xây dựng chung cư cũ; triển khai nhanh các dự án xử lý nước thải phục vụ cuộc sống người dân Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.