Hà Nội cần được trao quyền di dời trường đại học

Việc di dời trụ sở các trường đại học ra khỏi nội đô ở Hà Nội diễn ra rất chậm do không có kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất mới, thiếu cơ chế, nguồn lực.

Dự thảo thông tư ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học quy định tất cả các trường đều phải đạt được quy định chuẩn là 25m2/sinh viên. Lộ trình này phải thực hiện từ năm 2030.

Tuy nhiên theo tính toán thực tế, Hà Nội có 97 trường đại học cùng với hơn 600.000 sinh viên. Hiện nay, mỗi sinh viên ở Hà Nội chỉ có khoảng 0,1 - 1,3 m2 đất.

Mỗi sinh viên ở Hà Nội chỉ có khoảng 0,1 - 1,3 m2 đất.

Điều 38, chương 4 của Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập tới việc HDND Thành phố Hà Nội được bố trí kinh phí từ ngân sách hỗ trợ di dời, xây dựng mới, bố trí đất cho các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục đại học theo biện pháp, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn kinh phí xây dựng là một trong những nút thắt lớn khiến lộ trình di dời gần như đang dậm chân tại chỗ. Giao quyền cho Hà Nội chủ động trong xây dựng cơ sở mới cho các trường được cho là lời giải cho bài toán. Nếu những “nút thắt” này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới, mà các địa phương và các cơ sở đào tạo cũng có cơ hội để phát triển xứng tầm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Hà Nội vẫn còn nhiều tuyến phố, các khu tập thể cũ chăng mắc chằng chịt dây điện, cáp viễn thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Hà Nội phải là địa phương đi đầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, không chỉ là niềm vui của các cấp chính quyền thành phố mà còn là niềm vui chung của người dân Thủ đô.