Hà Nội cần ưu tiên phát triển phương tiện công cộng

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông công cộng của thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống xe buýt BRT.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã tiến hành thay thế biển BRT theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới nhất về báo hiệu đường bộ, rào chắn phân làn cạnh bến chờ được thay mới. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8 tỉ đồng.

Bên cạnh những điều chỉnh về hạ tầng, việc vận hành bán vé tại các nhà chờ tuyến xe buýt nhanh BRT cũng có nhiều thay đổi, dùng đồng xu thay cho vé. Đồng xu được dùng để quét qua hệ thống cửa tại các bến chờ. Nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với cách quét vé, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Đồng xu được thay thế cho vé xe buýt

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được Hà Nội đưa vào sử dụng từ tháng 12/2016, với tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng. Đây là dự án BRT đầu tiên ở Việt Nam. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả của tuyến buýt này, dưới góc độ người dân hàng ngày có nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng, đây là loại hình phù hợp với sự phát triển hạ tầng thủ đô.

Theo Sở Giao thông Vận tải, mỗi ngày thành phố Hà Nội tăng 1.100 phương tiện các loại, chủ yếu là loại phương tiện sử dụng nhiên liệu khí đốt xả thải ra môi trường. Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng và luôn ở mức báo động. Trong đó, hoạt động giao thông của xe máy và ô tô chiếm khoảng 70% nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội.

Theo các chuyên gia, xe buýt có thể đáp ứng được trên 34% nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, không những giảm ùn tắc giao thông mà còn giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vận tải hành khách công cộng mới đạt được 18%.

Ưu tiên phát triển phương tiện công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông

Theo quy hoạch, hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050, sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316km. Đến nay, sau 12 năm thực hiện, thành phố mới có 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông dài 14km.

Để giao thông công cộng trở thành loại hình vận tải hành khách chủ lực, dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thì thành phố cần ưu tiên hơn nữa để phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 13/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu Thủ đô nhân dịp Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Chủ trì buổi gặp mặt có Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương.

Những trận mưa lớn đầu hè đã gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân bởi tình trạng ngập úng và cây xanh gãy đổ, nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao. Để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc, các lực lượng chức năng cần chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn giao thông khi thời tiết xấu, người dân cần thận trọng, phòng ngừa nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2023, Công ty EVN ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 32.000 tỉ đồng.

Do ngân sách hạn chế, hạng mục trạm dừng nghỉ trên cao tốc được tách ra làm dự án riêng để đầu tư theo hình thức xã hội hóa, dẫn đến việc có những tuyến cao tốc dài hàng trăm km nhưng thiếu trạm dừng nghỉ.

Sáng 13/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dẫn đầu đoàn công tác của thành phố đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân và chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất ở Ba Vì khiến 3 cháu nhỏ tử vong.

Theo dự thảo thông tư quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến có nội dung: nếu hộ gia đình hay cá nhân không phân loại rác thì công nhân vệ sinh môi trường sẽ có quyền từ chối thu gom. Quyền từ chối này là một trong những quy định cần thiết và quan trọng để thực hiện phân loại rác. Nhưng thực tế triển khai lại không hề đơn giản.