Hà Nội chăm sóc sức khoẻ người dân tại cộng đồng

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng; 39 ca mắc ho gà, ghi nhận tại 18/30 quận, huyện, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%) và chưa được tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%); 559 ca mắc sốt xuất huyết.

Tất cả các ca mắc trên đều được phát hiện và điều trị tại tuyến Y tế cơ sở. Cụ thể, các trạm y tế, phòng khám đa khoa của ngành Y tế Thủ đô đã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Tổng số lượt khám bệnh trong quý I năm 2024 là trên 580 lượt.

Các trạm y tế, phòng khám đa khoa của ngành Y tế Thủ đô đã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

Bên cạnh đó, tuyến Y tế cơ sở còn quản lý, điều trị trên 346 nghìn bệnh nhân Tăng huyết áp và 111 người bệnh Đái tháo đường.

Thời gian tới, các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến chương trình, hoạt động y tế; đẩy mạnh việc giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh tại cộng đồng, làm tốt công tác vệ sinh môi trường; phối hợp với ngành Giáo dục tuyên truyền, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong trường học; duy trì tốt công tác tiêm chủng mở rộng ở trẻ em; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, thực hiện quản lý các bệnh không lây nhiễm, sức khoẻ người dân trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.