Hà Nội: Chỉ đạo xử lý 706 dự án chậm triển khai

Tập trung giải quyết 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, đến hết tháng 11, UBND thành phố Hà Nội đã có phương án xử lý đối với 706 dự án (chiếm 99,2%), tổng diện tích 11.352 ha đất.

UBND thành phố giao các đơn vị tiếp tục giám sát xử lý và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đầu tư và đưa đất vào sử dụng. Trong đó có 420 dự án với tổng diện tích 9.095,6 ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, nhưng vẫn tiếp tục được giám sát theo quy định của pháp luật.

292 dự án với tổng diện tích 2.337,9 ha đất tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid19 theo quy định của pháp luật. 189 dự án với tổng diện tích 1.937,9 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm.

UBND Thành phố giao các Sở, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã giám sát, tiếp tục đôn đốc thực hiện đối với từng dự án. Bên cạnh đó, 6 dự án (chiếm 0,8%) với tổng diện tích 81,6 ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đề xuất phương án xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.

Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.

Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.

Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.