Hà Nội cho phép kinh doanh sân golf trên Hồ Tây

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định quản lý và khai thác Hồ Tây, cho phép 10 loại hình dịch vụ được hoạt động, trong đó có kinh doanh sân tập golf trên mặt nước.

10 loại hình dịch vụ trong danh mục được kinh doanh gồm: Vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy, không lưu trú qua đêm; Dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; Tổ chức các lễ hội truyền thống, giải đua thuyền; Biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; Bay dù lượn.

Những hoạt động cũng được phép kinh doanh như: Bơi, lặn; Bơi thuyền, canô, xe đạp nước, lướt ván; Xe điện bánh lốp, xe đạp, xích lô du lịch trên các tuyến đường dạo xung quanh Hồ Tây. Đáng chú ý, Hà Nội cho phép kinh doanh sân tập golf trên mặt nước.

Đua thuyền là một trong các hoạt động được phép tổ chức ở Hồ Tây. Ảnh: VnExpress.

Thành phố cũng đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường (bao gồm nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ); môi trường không khí và các chất thải, rác thải; hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc.

Hà Nội giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối quản lý toàn diện, phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác Hồ Tây.

Trước đây Hồ Tây có một số dịch vụ kinh doanh như nhà nổi, du thuyền, đạp vịt...Năm 2015, Hà Nội đã dời bến thủy nội địa đầu Thụy Khuê, phía giao cắt với đường Thanh Niên về Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân.

Đầu năm 2017, Hà Nội yêu cầu chấm dứt kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản của các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý Hồ Tây. Chủ tàu thuyền du lịch, nhà nổi phải tự tháo dỡ phương tiện và di dời. Tuy nhiên đến năm 2023, việc di dời toàn bộ tàu du lịch khỏi Hồ Tây mới hoàn tất.

Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất của Hà Nội, có diện tích gần 530 ha, chu vi khoảng 15 km. Theo số liệu điều tra năm 2017, trên hồ có 18 loài cá, trong đó chủ yếu là cá rô phi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

Thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dịp lễ năm nay có thêm nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Công viên hồ điều hòa Trung Văn, thuộc quận Nam Từ Liêm, bị bỏ hoang lâu ngày. Nhiều người tiếc đất đai bị bỏ lãng phí nên tận dụng đất để tăng gia.

Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/5, tình hình ATGT ghi nhận chung trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao, song không xảy ra tình trạng ùn tắc. Các bến xe không gặp áp lực trong tiếp nhận, vận chuyển hành khách.