Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024 - 2025. Theo đó, học sinh sẽ thi 3 môn: toán, văn, ngoại ngữ.

Cụ thể, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương theo đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình trước đó về việc thực hiện phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm 2024 - 2025 gồm 3 môn: toán, ngữ văn và ngoại ngữ (thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn).

Thành phố cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đảm bảo công khai, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, chống tiêu cực, tránh áp lực cho học sinh.

Kỳ thi sẽ diễn ra trong 2 ngày là 8 và 9/6, tương đương với năm ngoái.


Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT, gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ

Đề thi sẽ gồm các câu hỏi theo yêu cẩu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biêt, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Sáng 8/6, thí sinh thi môn Ngữ văn, chiều cùng ngày thi môn Ngoại ngữ.

Ngày 9/6, thí sinh thi môn Toán vào buổi sáng.

Hai bài thi Toán và Ngữ văn diễn ra theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút mỗi môn. Môn Ngoại ngữ thi trắc nghiệm trong 60 phút với nhiều mã đề. Nội dung đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình trung học cơ sở hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 trung học cơ sở.

Năm học 2023-2024, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố dự kiến như sau:

1. Tuyển vào trường THPT công lập: khoảng 81.200 học sinh.

2. Tuyển vào các trường THPT tư thục, Trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm GDNN-GDTX liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT)\ khoảng 51.800 học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.