Hà Nội: Chủ động, sẵn sàng ứng phó với siêu bão

Thực hiện Công điện của UBND Thành phố về việc chủ động ứng phó với bão số 3 năm 2024, Sở Xây dựng đã triển khai các phương án chủ động phòng, chống úng ngập đô thị, phòng chống cây đổ, cành gẫy và một số nội dung về phòng chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đảm bảo thoát nước đô thị phòng chống úng ngập

Để đảm bảo công tác thoát nước đô thị, ngay từ đầu năm 2024, Sở Xây dựng đã đôn đốc các cơ quan đơn vị duy trì thoát nước xây dựng và tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch về đảm bảo thoát nước chống úng ngập khu vực nội thành thành phố năm 2024; đồng thời giao nhiệm vụ và đôn đốc các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện phối hợp triển khai thực hiện theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hệ thống thoát nước đã được nạo vét đồng bộ theo các lưu vực chính đến các tuyến nhánh, đảm bảo thoát nước trên toàn hệ thống; vận hành hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm bơm để kịp thời thoát nước. 06 tháng đầu năm 2024, các đơn vị đã thực hiện nạo vét bùn cống, rãnh, mương, sông, hồ điều hòa khoảng 403.213 m3; quản lý duy tu hồ điều hòa thoát nước 71.263 ha mặt nước; rà soát kiểm tra thường xuyên hệ thống cống 210.587 km; công tác quản lý nhặt, thu gom phế thải và vớt rau bèo 20.896 km kênh, mương, sông.

Vận hành đúng quy trình, đảm bảo mực nước khống chế trên hệ thống hồ điều hòa, kênh, mương, sông; thực hiện bảo dưỡng định kỳ các trạm bơm đảm bảo vận hành an toàn 24/24h trong suốt mùa mưa; chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân lực tổ chức ứng trực, giải quyết kịp thời công tác thoát nước khi mưa theo từng vị trí, từng khu vực cụ thể, đáp ứng yêu cầu thoát nước đô thị.

Các xí nghiệp thoát nước ứng trực, triển khai bố trí 100% nhân lực, máy móc, thiết bị cơ giới để phòng chống úng ngập do ảnh hưởng bão số 3.

Các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ, bố trí sẵn nhân lực, thiết bị ứng trực tại chỗ đối với 11 điểm úng ngập, và 30 điểm úng ngập trường hợp mưa lớn đến 100mm/h; ứng dụng công nghệ thông tin, Zalo, Viber kịp thời chia sẻ thông tin theo thời gian thực trong quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết khắc phục trong công tác PCTT và TKCN.

Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các đơn vị duy trì thoát nước với các Công ty Thủy lợi trong công tác vận hành các công trình thủy lợi tại lưu vực sông Nhuệ, lưu vực sông Cầu Bây để điều tiết lưu lượng nước trước và trong các trận mưa, góp phần hạn chế, giảm thiểu tình trạng úng ngập trên địa bàn quận Long Biên, Hà Đông.

Để chủ động ứng phó, phòng, chống bão số 3, các đơn vị trực thuộc Sở đã bố trí, ứng trực 2.416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó. Trong đó: Công ty TNHH MV Thoát nước Hà Nội bố trí 1.936 người, 253 phương tiện (ô tô, cẩu, máy xúc), 89 thiết bị bơm hút chống ngập; Công ty Hà Thành bố trí 200 người, 30 phương tiện, 35 thiết bị bơm hút; Công ty 68 bố trí 200 người, 30 phương tiện, 10 thiết bị bơm hút; Công ty Việt Úc bố trí 80 người, 10 phương tiện, 05 thiết bị bơm hút.

Các đơn vị trực thuộc Sở đã bố trí, ứng trực nhân lực, phương tiện, thiết bị bơm hút chống ngập, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó siêu bão.
Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành phòng chống bão số 3 tại trạm bơm Yên Sở.

Đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh đô thị

Thực hiện phương án về phòng chống thiên tai trong công tác chống úng ngập nội thành; phòng chống cây đổ cành gẫy trên các tuyến đường đô thị; đảm bảo an toàn chiếu sáng công cộng, cung cấp nước sạch trước, trong mùa mưa bão năm 2024 trên địa bàn Thành phố: Sở Xây dựng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội và các đơn vị duy trì cây xanh trên địa bàn Thành phố chủ động rà soát, kiểm tra hệ thống cây xanh đô thị: thực hiện chặt hạ cây sâu mục, cong nghiêng nguy hiểm, cắt ngọn hạ thấp độ cao phòng bão, cắt tỉa gọn tán cây xanh bảo an toàn trong mùa mưa bão; tăng cường chằng chống hệ thống cây mới trồng hạn chế gãy đổ; chuẩn bị thiết bị, nhân lực, hậu cần tổ chức ứng trực, kịp thời giải tỏa cây, cành cây gãy đổ khi xảy ra thiên tai trên địa bàn Thành phố không để xảy ra ùn tắc gây mất an toàn giao thông.

Hệ thống cây xanh đô thị thành phố quản lý khoảng 142.000 cây, việc rà soát, cắt tỉa được kiểm tra thực hiện thường xuyên hàng năm đạt 100%, đảm bảo an toàn phòng bão. Công tác cắt tỉa duy trì cây xanh đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông được Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và các đơn vị duy trì cây xanh thực hiện thường xuyên: khối lượng cắt tỉa hạ thấp độ cao, làm thưa tán đảm bảo an toàn đã thực hiện được trên 92.000 cây, đạt 65% khối lượng. Đơn vị duy trì cây xanh tiếp tục kiểm tra, rà soát thực hiện cắt tỉa thường xuyên đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.

Để chủ động ứng phó bão số 3, các đơn vị: Công ty Công viên cây xanh, Công ty Hà Thành, Công ty 68 đã huy động 573 người; 80 xe máy các loại; 100 cưa máy; 100 cưa tay.

Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và các đơn vị duy trì cây xanh thường xuyên duy trì cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và các đơn vị duy trì cây xanh thường xuyên duy trì cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Bảo đảm an toàn công trình nhà ở, công trình xây dựng

Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ, toàn diện), hiện nay trên địa bàn Thành phố có 1.579 chung cư cũ gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư, 306 chung cư cũ độc lập có quy mô từ 2-5 tầng; được xây dựng từ những năm 1960 đến trước năm 1992, một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954.

Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ: 1.579 chung cư cũ nêu trên, đã phân mức tình trạng kỹ thuật các công trình: (mức 1: 42 công trình, mức 2: 1.449 công trình, mức 3: 80 công trình); đã kiểm định chi tiết được 401 chung cư (kết quả 148 cấp B; 245 cấp C; 08 cấp D). Trong số 08 chung cư nguy hiểm cấp D thì 04/8 chung cư đã hoàn thành di dời người dân gồm: đã xây dựng mới (I1, I2, I3 Thành Công), 01 khu tập thể P16A Thụy Khuê đã di dời các hộ dân, còn lại 04 chung cư chưa di dời hết các hộ dân (G6A phường Thành Công, C8 phường Giảng Võ; Tập thể Bộ Tư pháp phường Cống Vị; 51 Huỳnh Thúc Kháng quận Đống Đa).

Thực hiện Phương án của Sở Xây dựng về ứng phó sự cố động đất, sập đổ nhà, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, Sở Xây dựng đã giao Trung tâm quản lý Nhà thành phố Hà Nội là đầu mối đôn đốc, phối hợp Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội: chủ trì thực hiện; phát hiện các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho công trình; có biện pháp chống ngập tầng hầm, kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của các máy bơm, thiết bị phòng cháy, chữa cháy đảm bảo bơm tiêu phòng chống úng ngập, an toàn phòng cháy, chữa cháy trong tầng hầm.

Đối với các nhà nguy hiểm không thuộc quỹ nhà do Công ty quản lý, nhà đan xen sở hữu phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động các cơ quan, đơn vị hộ gia đình tự tổ chức sửa chữa, cải tạo chống xuống cấp, thực hiện gia cố, chằng chống công trình đảm bảo an toàn.

Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã: đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư, ban QLDA công tác vận hành, thi công công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, các công trình biển quảng cáo, trạm thu phát sóng, chung cư cũ xuống cấp, nhà dân dột nát, nguy hiểm trên địa bàn; chằng chống gia cố các các thiết bị cần cẩu, cần trục, giàn giáo thi công đảm bảo an toàn. Trường hợp cần thiết phải đình chỉ hoạt động xây dựng hoặc di dời nhân dân ra khỏi các công trình nguy hiểm khi có thông tin dự báo về thiên tai giông, bão.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.