Hà Nội có nhiều nguồn lực phát triển ngành bán dẫn
Năm 2024 là năm đầu tiên trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh lĩnh vực công nghệ bán dẫn với 50 chỉ tiêu và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 2 năm tiếp theo.
Giảng viên Phạm Thanh Huyền, bộ môn Kỹ thuật Điện tử, Đại học Giao thông Vận tải, cho biết: ''Khi một ngành mới có sinh viên, chúng tôi muốn đào tạo ra những sinh viên vừa lý thuyết tốt, thực hành tốt. Hơn nữa, những phần mềm sinh viên sử dụng chính là phần mềm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Như thế thì cũng sẽ rất tuyệt vời, làm giảm thời gian, tiếp cận công việc nhanh hơn''.

Năm 2024 đã có hơn 10 trường đại học mở các ngành liên quan đến thiết kế vi mạch, trong đó số trường đại học tại Hà Nội chiếm hơn một nửa. Ngoài ra, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có 108 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là trên 5 tỷ USD. Số cán bộ, chuyên gia, người lao động, học tập tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc khoảng 25.000 người.
Điều thị trường cần lúc này là nguồn nhân lực có kỹ năng bám sát nhu cầu thực tế. Ông Vũ Quốc Huy, Giám Đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: ''Mục tiêu là đến năm 2030 sẽ đào tạo được 50.000 kỹ sư, cử nhân cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Bộ KHĐT cũng đã chủ động kết nối, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ của nước ngoài, doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài cũng như cơ sở nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để mở chương trình đào tọa cho kỹ sư, sinh viên, giảng viên Việt Nam''.

PGS-TS.Vũ Hải Quân, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: ''Hợp tác của doanh nghiệp với trường đại học là rất quan trọng. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ giúp trường đại học cải tiến chương trình đào tạo, vì bán dẫn là ngành mới nên đào tạo phải dựa vào doanh nghiệp để cập nhật chương trình phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ 2, doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội cho sình viên đến thực tập thì ra trường mới tiếp cận ngay được với công việc''.

Hà Nội được định hướng sẽ trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn theo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Mới đây, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua cũng đã xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của thành phố.
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, được áp dụng mức thuế suất ưu đãi với thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân…
Thị trường vàng chưa có dấu hiệu ngừng nóng khi giá vàng trong nước ngày 29/3 lại vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng một lần nữa dậy sóng khi giá vàng thế giới và trong nước hôm nay (28/3) đồng loạt tăng vọt.
Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.
Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch 27/3, khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn này để đối phó với căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và sự lao dốc của thị trường chứng khoán.
Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.
0