Hà Nội có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam

Hiện nay Hà Nội có khoảng hơn 1400 tòa nhà cao tầng đã hoàn thành, vì vậy thủ đô Hà Nội được xem là thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam.

Các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội phân bố ở các quận phía Nam và phía Tây của thành phố như quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai… Việc phát triển nhà cao tầng là xu thế tất yếu, hay còn gọi là phát triển theo mô hình đô thị nén.

Tuy nhiên hiện nay đang xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa đô thị nén mà nhồi nhét, gây bội thực nhà cao tầng. Kéo theo nhiều hệ lụy về giao thông, hạ tầng, quy hoạch. Do vậy Hà Nội đang quyết liệt triển khai công tác quy hoạch nhằm chỉnh trang tái thiết lại bộ mặt đô thị. Và nhất là việc thông qua Luật Thủ đô sẽ làm cơ sở để công tác này phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.

Trước tình trạng giá chung cư, nhà đất liên tục tăng phi lý trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển nhà ở xã hội quý I/2024 cho thấy cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 16 nghìn căn. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Vì vậy, khách thuê cần có một chiến lược dài hạn về nơi làm việc, dù là thuê mới, di dời, mở rộng văn phòng hoặc thậm chí đầu tư vào tòa nhà của riêng họ.

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.