Hà Nội, nhiều trường tiếp tục cho học sinh nghỉ học
Trước diễn biến thời tiết tiếp tục rét đậm, sáng ngày hôm nay 24/1 nhiều trường tiểu học ở Hà Nội tiếp tục thông báo cho học sinh nghỉ học, học trực tuyến.
Thống kê số học sinh đi học tại quận Ba Đình
Theo bản tin thời tiết lúc 6 giờ sáng của Đài Hà Nội ngày 24/01/2024, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội là 9,2 độ C. Căn cứ quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, nhiều trường học đã cho học sinh nghỉ ở nhà tránh rét, thông báo phụ huynh không đưa con đến trường, cho trẻ ở nhà để bảo đảm sức khỏe.
Khoảng 10h sáng ngày 24/1, theo ghi nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo về thống kê số lượng các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình cho học sinh nghỉ học và số trẻ đến trường trong ngày 24/01/2024. Cụ thể, tổng số trường mầm non trên địa bàn quận có 19 trường nhận đón trẻ với tổng số 6963 học sinh nhưng chỉ có 1464 học sinh đi học (chiếm tỉ lệ 21,03%). Đối với lớp MNĐL, có 43 lớp trên địa bàn quận đón trẻ nhưng chỉ có 1111 học sinh đến lớp trên tổng số 1878 học sinh (chiếm tỉ lệ 59,16%). Đối với khối Tiểu học trên địa bàn quận Ba Đình, theo ghi nhận có 02 trường nhận đón học sinh nhưng chỉ có 1999 học sinh đi học trên tổng số 13909 học sinh (chiếm tỉ lệ 14,37%).
Tại trường Mầm Non A (Q.Ba Đình, Hà Nội), ban giám hiệu cho biết đã có hàng loạt giải pháp ứng phó như nhà trường lùi lịch đón trẻ buổi sáng từ 8 giờ thay vì 7 giờ như thường lệ, thời gian đón trẻ cũng được kéo dài hơn; giờ trả trẻ không thay đổi, tạo điều kiện cho cha mẹ trẻ yên tâm làm việc. Đồng thời, vào những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, nếu phụ huynh phải đi làm, không thể đưa con đến trường theo giờ trên, nhà trường vẫn sẽ tạo điều kiện mở cửa theo giờ học cũ đón trẻ vào lớp.
Nhiều trường học khác tại Hà Nội tiếp tục có các biện pháp linh hoạt để hỗ trợ phụ huynh
Tại Hà Nội, để đảm bảo không bị ngắt quãng chương trình học trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiều trường đã tính đến một số phương án dự phòng.
Điển hình như Trường tiểu học Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã thông báo tới phụ huynh tiếp tục cho học sinh nghỉ ở nhà và tham gia học trực tuyến, thời gian học cũng được lùi lại bắt đầu từ 8h30 sáng để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Hay Trường tiểu học Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm cũng thông báo học sinh nghỉ ở nhà, học trực tuyến.
Tuy nhiên, những ngày này, nhiều gia đình trẻ ở Hà Nội có con học mầm non, tiểu học gặp không ít khó khăn trong việc sắp xếp trông con. Có những công việc có thể linh động xin phép cơ quan làm tại nhà, nhưng hầu hết, đều phải nhờ đến người thân trông hoặc xin nghỉ phép…
Thấu hiểu được tâm lý của nhiều phụ huynh, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội vẫn linh động mở lớp để đón các em học sinh có nhu cầu tới trường, đồng thời lùi thời gian vào lớp so với lịch học thông thường để tránh rét. Tại Trường mầm non Ánh Sao (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), dù nhà trường thông báo trẻ được nghỉ nhưng sáng ngày 23/1 vẫn có hơn 190/730 trẻ đến trường. Nhà trường đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, các phòng học có điều hòa hai chiều, bình nóng lạnh, cây nước uống nóng. Ban giám hiệu nhà trường cũng lưu ý suất ăn của học sinh bảo đảm nóng sốt, đủ dinh dưỡng. Hoạt động đón trẻ trong những ngày trời rét vẫn diễn ra bình thường.
Tại một số trường công lập khác như Marie Curie, Olympia, Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn, Lý Thái Tổ… những ngày này đều thông báo vẫn đón học sinh đến trường bình thường và có phương án đảm bảo sức khỏe, phòng, chống rét cho học sinh. Học sinh được đến trường bằng xe đưa đón, trong lớp có hệ thống sưởi ấm, thực đơn bán trú sẽ được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0