Hà Nội có thêm hai quận mới

Sáng nay (15/5), với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Cụ thể, quận Hoàn Kiếm là đơn vị thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.

Quận Hoàn Kiếm có diện tích tự nhiên hơn 5,3 km2, quy mô dân số hơn 212 nghìn người, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của thành phố Hà Nội, có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô. Nếu thực hiện sắp xếp quận sẽ mất đi các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống và quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận

Cũng theo tờ trình, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận. Cụ thể, thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua vào tháng 7/2023.

HĐND thành phố đã biểu quyết thông qua Đề án

Chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm cũng đã được thông qua vào tháng 9/2023.

Với các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, hiện thành phố đang triển khai công tác xây dựng đề án thành lập quận và các phường thuộc quận, dự kiến hoàn thành trước năm 2030.

UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo việc sắp xếp các trụ sở đảm bảo theo đúng quy định

Thẩm tra tờ trình của UBND thành phố, Ban Pháp chế HĐND thành phố cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội đã đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương, quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Thành ủy và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Ban pháp chế đề nghị sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Thành phố, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo việc sắp xếp các trụ sở phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tránh lãng phí; chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hiện đầy đủ các yêu cầu, nguyên tắc để tạo điều kiện cho Nhân dân  trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, chuyển đổi các giấy tờ cho cá nhân, tổ chức.

- Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp: 518 đơn vị, gồm: 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn.

- Số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm sau khi sắp xếp: 61 đơn vị, gồm: 46 xã 5 phường.

- Tổng số cử tri tham gia cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính  trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ 99,02%.

- Tổng số cử tri đồng ý về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ 97,00%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2 tuần sau bão số 3, người dân vùng ngập lụt ở ngoài đê sông Hồng đã dần trở lại nhịp sống hàng ngày. Dự kiến phải hơn một tuần nữa, khu vực phường Phúc Xá mới trở lại sạch sẽ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, hàng nghìn cây xanh bị nghiêng, đổ sau bão số 3 đã được dựng và trồng lại. Với sự chăm sóc đúng quy trình, nhiều cây cổ thụ, cây quý hiếm đã hồi sinh mạnh mẽ trở lại.

Năm 2024, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Công tác tổ chức Giải được thực hiện bài bản, khoa học và hiệu quả, thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhiều phóng viên, cơ quan báo chí tham gia.

Chiều 27/9, Đoàn công tác của lãnh đạo TP. Hà Nội do đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cựu quân nhân, cựu chiến binh, gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Liên quan đến việc tạm lấp 6.500m2 trong quá trình cải tạo hồ Đống Đa, UBND Thành phố có văn bản yêu cầu quận Đống Đa cùng các bên có liên quan làm rõ và báo cáo kết quả trước ngày 30/9. Lãnh đạo UBND quận Đống Đa đã giải trình chi tiết, trong đó khẳng định đây là phương án tối ưu nhất sau khi cân nhắc và tham khảo ý kiến phản biện của các chuyên gia cùng đơn vị quản lý.

Sau 10 năm hoàn thiện, chợ Phúc Lý thuộc phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.