Hà Nội có tiềm năng hội nhập nghề thủ công thế giới

Trong nỗ lực hội nhập, phát triển và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đã ký kết hợp tác với Hội đồng Thủ công thế giới nhằm phát triển bền vững làng nghề.

Bên cạnh việc phát huy các giá trị truyền thống thì các làng nghề của Hà Nội có cơ hội tiếp thu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với văn hóa và thị hiếu của các nước phát triển khi tham gia vào mạng lưới nghề thủ công thế giới.

Với truyền thống trên 1.000 năm tuổi, nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) đã nổi tiếng trong và ngoài nước, được nhiều du khách đến tham quan, mua sắm. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Chủ cơ sở dệt lụa Triệu Văn Mão, vừa khôi phục, phát triển dòng lụa hoa văn cổ với trên 70 mẫu mã hoa văn và màu sắc khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Khi được làm việc với đoàn công tác của Hội đồng Thủ công thế giới, chính họ đã bị lôi cuốn bởi mỗi sản phẩm là một câu chuyện mang đậm nét văn hóa rất riêng của Vạn Phúc. Bà Nguyễn Thị Tâm chia sẻ: "Để hội nhập với quốc tế, chúng tôi mong muốn có sự hợp tác, trao đổi với các nước trên thế giới và được giao lưu với các bạn bè để làm sao cùng học hỏi nhau".

Ở Bát Tràng, theo thống kê, toàn xã có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Chị Vũ Như Quỳnh, một nghệ nhân trẻ của làng nghề Bát Tràng rất tự hào về nghề truyền thống của cha ông, kỳ vọng làng nghề Bát Tràng sớm được tham gia vào mạng lưới các làng nghề thủ công thế giới. Nghệ nhân Vũ Như Quỳnh cho hay: "Cá nhân tôi thì thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để mang thương hiệu gốm Bát Tràng đến với bạn bè quốc tế, để mọi người biết đến một làng gốm vẫn đậm nét thủ công, truyền thống và đặc trưng rất riêng".

Làm việc với một số làng nghề tại Hà Nội, đại diện Hội đồng Thủ công thế giới đánh giá hiếm nơi nào trên thế giới có tiềm năng phát triển làng nghề lớn như Hà Nội, do đó đề nghị thành phố coi làng nghề là một ưu tiên trong định hướng phát triển, từ đó tăng cường đầu tư, quảng bá để làng nghề và các sản phẩm làng nghề của Thủ đô Hà Nội được thế giới biết đến nhiều hơn.

Tiến sĩ Sitthichai Smanchat – Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công khu vực Đông Nam châu Á, cho biết: "Chúng tôi rất trân trọng sự hỗ trợ của chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân đối với ngành thủ công và nhận thấy rằng họ đã đạt được nhiều thành công trong thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Chúng tôi vô cùng tự hào về thành phố thủ công mỹ nghệ này và rất mong có nhiều cơ hội trở lại nơi đây".

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng nghề truyền thống. UBND thành phố Hà Nội mong muốn Hội đồng Thủ công thế giới tiếp tục quan tâm, cộng tác và hỗ trợ Hà Nội hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững các làng nghề, phấn đấu để người dân, các nghệ nhân không chỉ sống được bằng nghề mà còn giàu có lên nhờ nghề truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với chủ đề “Thúc đẩy dòng chảy văn hoá sáng tạo Thủ đô”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào thứ Bảy (9/11) và kéo dài đến hết ngày 17/11.

Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nội dung đang được tập trung triển khai trong Chương trình khuyến công quốc gia 2024, nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất khắc phục hạn chế, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.

Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.