'Hà Nội Concert' - đêm biểu diễn nghệ thuật đáng mong đợi
Tiếp nối hai chương trình “Hà Nội Concert - Hoà nhạc năm mới 2023” diễn ra vào ngày đầu năm (1/1) và “Hà Nội Concert - Giai điệu người lính” vào tháng 7 năm nay, “Hà Nội Concert - Nỗi nhớ mùa thu” sẽ mang tới cho khán giả nhiều xúc cảm với vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội.
Chương trình giao lưu nghệ thuật được tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm - nơi được xem là nhà hát hiện đại nhất Việt Nam, với kiến trúc là sự cộng hưởng và giao thoa của các yếu tố cổ điển, hiện đại, lịch sử gợi nhớ về những nhà hát đầu tiên của nhân loại. Ngoài ra còn có sự kết hợp các chi tiết mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam như họa tiết trống đồng Đông Sơn, hoa văn chim hạc, nhạc cụ dân tộc hay các hình ảnh rùa vàng trao kiếm...
Đêm nhạc được tổ chức vào 20h00 ngày 7/12/2023 với thời lượng dự kiến khoảng 100 phút. Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh Hà Nội 1, App HANOI ON, kênh phát thanh FM96 và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
Nhạc trưởng Honna Tetsuji chia sẻ: "Để chuẩn bị cho buổi biểu diễn, chúng tôi có những nhạc công, những ca sĩ tuyệt vời. Bản thân tôi có sự tìm hiểu và thưởng thức âm nhạc của Việt Nam."
"Hà Nội Concert - Nỗi nhớ mùa thu" được chia làm hai phần. Phần một có chủ đề "Mùa thu cách mạng - mùa thu lịch sử”; phần hai với chủ đề "Mùa thu văn hóa - thiên nhiên". Nhạc trưởng tài năng người Nhật Honna Tetsuji sẽ là người đồng hành, dẫn dắt chương trình.
Khi được hỏi đâu là điểm khác biệt giữa các buổi biểu diễn tại Việt Nam trước đây với buổi diễn tại Hà Nội lần này và ấn tượng của mình về buổi hoà nhạc, nhạc trưởng Honna Tetsuji chia sẻ thêm: "Buổi biểu diễn lần này có sự tham gia rất đông của những nhà soạn nhạc, những ca sĩ, những nghệ sĩ của Việt Nam. Đài Hà Nội hướng tới nội dung về đất nước Việt Nam và buổi biểu diễn đón năm mới có phần mở màn là ca khúc "Người Hà Nội". Tôi rất vui mừng và vinh dự khi là một phần của chương trình."
Mùa thu Hà Nội có vẻ đẹp đặc sắc với thiên nhiên và con người của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua các tác phẩm âm nhạc về mùa thu Hà Nội, càng thấy rõ hơn, hiểu hơn, yêu thương hơn thủ đô của chúng ta - nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa từ bốn phương, một Thủ đô của hòa bình, hội nhập và phát triển.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0