HÀ NỘI CONCERT - 'Giai điệu người lính'

Những thanh âm hào hùng thiêng liêng về sự hy sinh hóa thành bất tử của những người con Việt Nam – từ hình ảnh người lính dép lốp dũng cảm ôm ‘bom ba càng’ lao vào tiêu diệt xe tăng địch, đến khí phách anh hùng của chính trị viên đại đội pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”… sẽ được tái hiện trong chương trình HÀ NỘI CONCERT - 'Giai điệu người lính' diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, phát sóng trực tiếp 20h ngày 27/7/2023 trên sóng H1, H2, FM 96, HanoiON, Hanoionline.vn và các nền tảng số của Đài PT- TH Hà Nội. Từng tiết mục được dàn dựng công phu, chứa đựng bức thông điệp mạnh mẽ về lòng quả cảm, sự anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.

Chương trình kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) với ý nghĩa tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của những người lính, thương binh, bệnh binh đã hy sinh xương máu viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hơn 100 phút với các tác phẩm trường tồn, sống mãi cùng thời gian, được đánh giá cao bởi giá trị nghệ thuật trong ca từ lẫn giai điệu. Các tác phẩm chuyển soạn và phối khí cho Dàn nhạc giao hưởng ca ngợi người lính mang đến cho người dân đất Việt cảm xúc, xen lẫn tự hào, thấu hiểu giá trị của 2 chữ “Hòa bình” với những cung bậc khó quên

Hình ảnh người lính hiện ra rất đẹp trong ca khúc “Chiến sĩ Việt Nam” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Tác phẩm ca ngợi những người chiến sĩ cảm tử lên đường đi chiến đấu để giành lại bờ cõi, mang trong mình một lý tưởng xả thân vì nước, vì lý tưởng duy nhất là độc lập, tự do và hạnh phúc.

“Nguyện tranh đấu cho giống nòi/ Hận thù bao năm căm lòng đất nước tang tóc…/ Thề phục quốc, tiến lên Việt Nam. Đời hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”. 

Khi những ca từ của nhạc phẩm vang lên, mỗi người dân Việt Nam nghe hoặc hát lại ca khúc này, như được đắm chìm vào hơi thở lịch sử một giai đoạn hào hùng của dân tộc. 

Ca sĩ Lan Anh thể hiện ca khúc "Cùng anh tiến quân trên đường dài". Sáng tác: Huy Du - Xuân Sách

Còn với hình tượng người chiến sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc “Người chiến sĩ ấy”, sáng tác năm 1969 thì ngay ở những lời ca đầu tiên của bài hát, nhạc sĩ khẳng định rằng: "Người chiến sĩ ấy, ai đã gặp anh, không thể nào quên! Không thể nào quên!". Hình tượng người chiến sĩ nổi bật, lớn lao, cao thượng, nhưng lại rất giản dị, gần gũi: "Bao nhiêu năm trường trên đường Cách mạng anh vẫn đi đi mãi không ngừng"... Bài hát cho thấy được niềm lạc quan cách mạng, lòng kiêu hãnh của người chiến sĩ Quân đội nhân dân cầm súng chiến đấu cho một ngày giang sơn liền một dải. 

Ca sĩ Đăng Dương - Lan Anh cùng thể hiện "Người chiến sĩ ấy". Sáng tác: Hoàng Vân

Hình tượng người chiến sĩ được cố nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc “Người chiến sĩ ấy”, sáng tác năm 1969. Ngay ở những lời ca đầu tiên của bài hát, người chiến sĩ đã được nhạc sĩ khẳng định với mọi người rằng: "Người chiến sĩ ấy, ai đã gặp anh, không thể nào quên! Không thể nào quên!". Hình tượng người chiến sĩ nổi bật, lớn lao, cao thượng, nhưng lại rất giản dị, gần gũi, mà mỗi người dân đã gặp trên con đường đấu tranh cách mạng đều thấy: "Bao nhiêu năm trường trên đường Cách mạng anh vẫn đi đi mãi không ngừng"... Các anh đã cầm súng chiến đấu đến mọi miền đất nước, khi Tổ quốc còn bị chia cắt. Bài hát cho thấy được niềm lạc quan cách mạng, lòng kiêu hãnh biết bao khi được làm người chiến sĩ Quân đội nhân dân cầm súng đánh giặc, giữ nước.

Ca sĩ Tố Hoa với ca khúc "Miền xa thẳm". Sáng tác: Đức Trịnh

“Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”… lời của ca khúc 'Hành quân xa' của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận thể hiện ý chí, nóng lòng được lên đường ra trận, chiến thắng kẻ thù… Tiếng bước chân hành quân dồn vang trong “Hành quân xa”, hừng hực khí thế xung trận trở thành sức mạnh để những người lính vượt suối, băng ngàn tiến về phía trước. Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng ca khúc "Hành quân xa" vẫn luôn tươi mới - không chỉ dành cho thế hệ một thời mà cho lớp lớp thế hệ Việt Nam hôm nay với sục sôi niềm khát khao cống hiến.

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi thể hiện 2 ca khúc: "Sẽ về Thủ đô" và "Bước chân trên dãy Trường Sơn".

Nhạc sĩ Tân Huyền đã lấy hình ảnh cỏ xanh non tơ của ngày hoà bình để viết nên ca khúc “Cỏ non Thành cổ” vào năm 1990, nhắc nhở các thế hệ sau không bao giờ được phép quên sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu trong 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972. “Cỏ non Thành Cổ” là tấm lòng tri ân, là nén tâm hương của muôn triệu người dân Việt Nam dành cho những người lính đã ngã xuống vì Tổ quốc. Trong khốc liệt của bom rơi lửa đạn, từng tấc đất thấm đẫm máu xương của những người con đất Việt để rồi “những cái chết hóa thành bất tử” mang lại sự hồi sinh, cho màu xanh của cỏ cây, hoa trái, cho màu xanh của bình yên dịu dàng trải dài trên khắp mảnh đât quê hương.

“... Cho tôi hôm nay vào thành cổ, thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình với người hy sinh...”.

Ca sĩ Phạm Thu Hà với ca khúc "Biết ơn chị Võ Thị Sáu". Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn

Dù ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, sự cống hiến và lòng dũng cảm của những người lính bảo vệ tổ quốc luôn được ngợi ca và tôn vinh.

Bản “1812 Overture” được nhà soạn nhạc người Nga Tchaikovsky sáng tác năm 1880 với những giai điệu đầy cao trào về sự dữ dội của chiến tranh, ca ngợi sự hy sinh của những người lính vệ quốc và vượt lên tất cả là khát vọng hòa bình. “1812 Overture” sau khi ra đời đã được đón chào nồng nhiệt không chỉ ở Nga mà ở nhiều nơi trên thế giới. Âm nhạc của nước Nga hòa quyện với ngày lễ Độc lập ở Mỹ. 

Buổi biểu diễn "1812 Overture" vào ngày 4 tháng 7 năm 1976 của Arthur Fiedler và dàn nhạc Boston Pops diễn ra tại sân khấu Hatch Memorial Shell đã trở thành một trong những sự kiện âm nhạc đông đảo và đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tiếng súng đại bác và hiệu ứng nổ trong bản nhạc tạo ra một sự kết nối với cuộc chiến đấu của người Mỹ để giành được độc lập và tự do.

Nhạc trưởng tài ba Honna Tetsuji

Chương trình HÀ NỘI CONCERT được biểu diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của vị nhạc trưởng người Nhật tài ba Honna Tetsuji, Hợp xướng Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, cùng phần biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước: NSƯT Đăng Dương, Lan Anh, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Lê Xuân Hảo, Vũ Thắng Lợi. 

Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng theo dõi để chỉnh từng nốt nhạc cho phù hợp.

Lần đầu tiên được tham gia vào chương trình hòa nhạc đặc biệt với chủ đề "Giai điệu người lính", ca sĩ Phạm Thu Hà chia sẻ: "Tôi sinh ra trong một gia đình mà mẹ tôi là vợ của một liệt sỹ đã hy sinh tại chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1974. Sau 10 năm, bà kết hôn với cha tôi - cũng chính là người bạn với chồng cũ của bà. 

Tôi luôn có cảm xúc vinh dự, tự hào khi được mời tham dự các chương trình âm nhạc tưởng nhớ những thương binh, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Chương trình còn có sự tham gia của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, giám đốc âm nhạc là nghệ sĩ gạo cội Trần Mạnh Hùng. Tôi chắc chắn đây sẽ là bản tráng ca đẹp, giàu cảm xúc cũng như chất lượng nghệ thuật".

Chương trình quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.

Các tiết mục biểu diễn tại chương trình được lựa chọn từ các tác phẩm âm nhạc kinh điển đã chiếm trọn trái tim biết bao người yêu nhạc: "Chiến sĩ Việt Nam", "Biết ơn chị Võ Thị Sáu", "Cùng anh tiến quân trên đường dài", "Dáng đứng Việt Nam", "Người chiến sĩ ấy", "Cỏ non thành cổ", "Miền xa thẳm", "Người mẹ của tôi", "Giai điệu tổ quốc", "Sẽ về Thủ đô", "Hành quân xa", "Tiến về Hà Nội", "Bước chân trên dải Trường Sơn", "Hát mãi khúc quân hành".

Chương trình HÀ NỘI CONCERT – HÒA NHẠC MÙA HÈ với chủ đề “Giai điệu người lính” chạm tới trái tim của khán giả với những phần trình trình diễn đầy cảm xúc, những hình ảnh ấn tượng và những câu chuyện xúc động, ca ngợi, khắc hoạ đậm nét hình ảnh người lính sẵn sàng cống hiến, hy sinh xương máu của mình cho khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. 

Quý vị có thể tải app HÀ NỘI ON để nhận vé tham dự chương trình (miễn phí).

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 5/5, Thiều Bảo Trang chính thức phát hành MV ‘Thôi anh đừng nhiều lời’. Ca khúc đánh dấu sự trở lại đường đua âm nhạc của cô sau 6 tháng kể từ lần tái xuất gần nhất. ‘Thôi anh đừng nhiều lời’ còn gây chú ý khi kết hợp cùng 4 nghệ sĩ Vpop.

Có anh ở đây rồi, Vô tư, Rung động… là những sáng tác thành công của nhạc sĩ Khắc Anh. Xuất thân là sinh viên chuyên ngành Piano-Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia, cơ duyên đến với sự nghiệp sáng tác của Khắc Anh rất tình cờ.

Ca sĩ Hà Nhi đã công bố chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên mang tên “SHE in SHINE Concert Tour”. Nữ nghệ sĩ hứa hẹn sẽ mang tới màn trình diễn tràn đầy cảm xúc và những điều bất ngờ.

Sau thành công từ những nhóm nhạc như BTS, BlackPink, các công ty giải trí xứ kim chi liên tục tạo ra những idol kế cận. Tuy nhiên, một vấn đề khá nghiêm trọng đã xảy ra khi “thần tượng” xuất hiện càng nhiều thì chất lượng chuyên môn của các nghệ sĩ ngày càng đi xuống, khiến một bộ phận người hâm mộ thất vọng.

Ca sĩ Trung Quân vừa ra mắt MV thứ 9 mang tên “Tốt cho cả hai”. Đây là sản phẩm âm nhạc cuối cùng, khép lại album lớn nhất trong sự nghiệp anh. Với giai điệu ballad đã làm nên “thương hiệu”, Trung Quân mang đến cho khán giả không gian âm nhạc vừa sâu lắng, vừa mới lạ.

"Lắng đọng", "hùng tráng" và "tự hào" là những cảm xúc đọng lại trong lòng khán giả khi nhắc về chương trình chính luận nghệ thuật 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội' diễn vào tối qua. Trong gần 2 tiếng, nhiều bài ca lịch sử hào hùng được dựng lại thành những hoạt cảnh hoành tráng, được NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Đăng Dương,... cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác thể hiện.