Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 288/TB-SYT ngày 17/1 công bố danh sách 114 điểm trực bán lẻ thuốc phục vụ người dân trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, có 39 điểm trực bán thuốc là các nhà thuốc trong bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, trực bán 24/24h trong những ngày nghỉ Tết gồm: Bệnh viện Hòe Nhai, Xanh Pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội (2 điểm thuộc tầng 1 nhà A và nhà B của bệnh viện), Y học cổ truyền Hà Nội, Chương Mỹ, Đan Phượng, Bắc Thăng Long, Đông Anh, Đống Đa, Da liễu Hà Nội, Thận Hà Nội, Gia Lâm, Hà Đông, Thanh Nhàn, Mắt Hà Đông, Phổi Hà Nội, Tâm thần ban ngày Mai Hương, Mắt Hà Nội, Hoài Đức, Tim Hà Nội, Hữu nghị Việt Nam - Cuba, Đức Giang, Tâm thần Hà Nội, Mê Linh, Tâm thần Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Trì, Vân Đình và Thường Tín.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị bảo đảm cung ứng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.

Có 75 điểm bán thuốc của các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân tại 30 quận, huyện, thị xã phục vụ nhu cầu của người dân trong những ngày nghỉ Tết. Trong đó, quận Ba Đình có 3 nhà thuốc, quầy thuốc, Ba Vì (3), Bắc Từ Liêm (2), Cầu Giấy (2), Chương Mỹ (4), Hà Đông (4), Hoàn Kiếm (5), Thanh Xuân (5), Thường Tín (2), Ứng Hòa (3), Thạch Thất (3), Nam Từ Liêm (2), Phú Xuyên (3)…

Sở Y tế yêu cầu các nhà thuốc, quầy thuốc không lợi dụng dịp tết để tăng giá thuốc. Đối với Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, Sở Y tế đề nghị chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược, các quy định về kinh doanh thuốc với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành; các hành vi găm hàng, tăng giá và xử lý nghiêm các trường hợp được phát hiện./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.