Hà Nội công nhận điểm du lịch Lệ Mật

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 7km về phía Đông Bắc, nổi tiếng về nghề bắt rắn và chế biến đặc sản thịt rắn. Hiện trên địa bàn phường có ba cụm di tích lịch sử văn hoá, 6 di tích đình - chùa đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp thành phố, đặc biệt, có hai không gian lễ hội truyền thống hàng năm đã được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội truyền thống làng Lệ Mật.

Làng nghề Lệ Mật nổi tiếng về nghề bắt rắn và chế biến đặc sản thịt rắn.

Việc công bố Điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các Điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội là niềm vinh dự và tự hào của Nhân dân địa phương. Lễ công bố Quyết định điểm du lịch Lệ Mật cũng gắn với tổ chức tuần văn hóa - Thương mại - Làng nghề, gắn với lễ hội truyền thống Lễ Mật Phường Việt Hưng quận Long Biên năm 2024 được diễn ra từ ngày hôm nay 26/4 đến 2/5 tại Khu di tích Đình Lệ Mật. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.

Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.

Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.

Hai chiếc thuyền cổ vừa được khai quật tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có kích thước dài tới 17m, còn khá nguyên vẹn, được làm bằng gỗ táu.