Hà Nội cứ mưa là ngập

Mỗi khi mưa lớn là nhiều khu vực của Hà Nội lại ngập, dù thành phố đã áp dụng nhiều giải pháp và đầu tư lớn để chống ngập lụt.

Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Hà Nội ngập lụt là do hệ thống thoát nước nội đô lạc hậu, cơ sở hạ tầng cũ, xuống cấp, khả năng tiêu thoát nước hạn chế, bị bồi lắng.

Nhiều tuyến phố tại Hà Nội ngập úng sau cơn mưa lớn (Ảnh: TTXVN)

Hệ thống ao hồ tại các quận nội đô có vai trò là nơi chứa và tiêu thoát nước cho thành phố, tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, nhiều nơi đã bị san lấp hoặc thu hẹp, không đảm bảo được chức năng.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân ý thức kém xả rác không đúng nơi quy định đã làm tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, nhất là khi mưa lớn, lượng nước đổ về ồ ạt.

GS.TS Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam, cho biết những năm qua, thành phố Hà Nội đã không tận dụng lợi thế và địa hình để thực hiện quy hoạch thoát nước, lại cứ tập trung xây cống ngầm, trạm bơm nằm cách xa các sông ngòi rồi phải xây kênh dẫn phức tạp. Trong khi đó, sông ngòi, ao hồ lại đang bị lấp, thu hẹp.

Với lợi thế có nhiều con sông, hồ rộng, Hà Nội hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống này để thoát nước khi có mưa lớn, phòng ngừa ngập úng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng ngày 4/6/2024, trả lời câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị và giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết giải quyết bài toán "Hà Nội cứ mưa là ngập" không thể một sớm một chiều.

Trước mắt, ngoài giải pháp duy trì chống ngập theo phương pháp "nước tự chảy", Hà Nội cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các trạm bơm thoát nước ven các sông Tô Lịch, Kim Ngưu để rút quãng đường tập trung nước, tạo thành nhiều điểm cuối thoát nước tiêu úng nhanh hơn.

Ngoài việc đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, xây các hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ; đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc sông Hồng cũng là việc cấp bách.

Hà Nội cũng cần phải tính toán trong quá trình thiết kế, cấp phép xây dựng các khu đô thị phải có các hệ thống thoát nước đi kèm, đảm đương được huyết mạch của đô thị và phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo luật Thủ đô sửa đổi đã dành Điều 32 cho những quy định để phát triển nông nghiệp và nông thôn, được xem là chìa khóa gỡ những vướng mắc trong phát triển nông nghiệp của Hà Nội hiện nay.

Chiều 17/6, tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - đơn vị bầu cử số 18 đã tiếp xúc cử tri huyện Thường Tín trước Kỳ họp thứ 17, trong đó nhiều vấn đề về giao thông và đất đai đã được kiến nghị.

Tập trung giải quyết những vướng mắc, xem xét các chính sách đặc thù về đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn là nội dung nhấn mạnh trong Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân khóa 6, diễn ra chiều 17/6.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bưu Điện, 3 nạn nhân may mắn sống sót trong vụ cháy nhà dân kết hợp kinh doanh trên phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, sau khi được điều trị tại viện, sức khỏe đã ổn định và đều đã xuất viện.

Ngày 17/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn.

Rác thải ngổn ngang giữa đường 148 Trịnh Đình Cửu, phường Định Công, quận Hoàng Mai, kéo dài nhiều năm mà chưa được xử lý.