Hà Nội đã ghi nhận 151 ca bệnh tay chân miệng
Dịch tay chân miệng ở Hà Nội có bất thường?
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Tại Hà Nội, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở 30/30 quận huyện thị xã. Số ca mắc bệnh thường tăng cao vào khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 11.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến hết ngày 08/3/2024, toàn Thành phố đã ghi nhận 151 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 26/30 quận, huyện. Đã ghi nhận hai ổ dịch tại Mỹ Đình 1 - quận Nam Từ Liêm và xã Cự Khê - huyện Thanh Oai, nhưng chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp hay ổ dịch trong trường học. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Nam Từ Liêm (30 ca); Hà Đông (21 ca); Mê Linh (13 ca); Thanh Trì (9 ca). Dự báo trong thời gian tới, số người mắc tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, ngành Y tế Hà Nội đã chủ động triển khai một số biện pháp phòng chống dịch, cụ thể: Ngay từ đầu năm 2024, UBND Thành phố, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch để các địa phương, đơn vị trong ngành có căn cứ để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo diễn biến tình hình dịch theo phương châm “4 tại chỗ”. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã cũng đã chủ động ban hành kế hoạch và chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch như giám sát phát hiện ca bệnh chủ động tại 68 bệnh viện/cơ sở y tế trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn thành phố kết hợp với giám sát tại cộng đồng thông qua màng lưới cộng tác viên y tế dân số và màng lưới y tế trường học; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh; tổ chức khoanh vùng điều tra, xử lý khu vực có bệnh nhân ổ dịch; tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch cho màng lưới cán bộ y tế cơ sở và màng lưới y tế trường học.
Các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngành Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân và cộng đồng cận thực hiện các biện pháp sau:
Theo cơ quan chuyên môn Y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ. Tuy dịch bệnh năm nay có phát hiện chùm ca bệnh, nhưng không có dấu hiệu bất thường.
Trường hợp mắc tay chân miệng thường tập trung trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 3 đến 4 tuổi chiếm 95%. Theo đó, các đơn vị nhà trường, gia đình và cộng đồng trên địa bàn thành phố cần có biện pháp phòng bệnh cho trẻ từ: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt, theo dõi phát hiện sớm và cách ly, điều trị kịp thời khi trẻ nhỏ phát bệnh nhằm tránh lây lan trong cộng đồng./.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0