Hà Nội đã vội, đang nhanh hơn để vững mạnh hơn
Trong một năm thế giới nhiều biến động, đất nước đối diện không ít thách thức, cùng cả nước Hà Nội tâm thế tự tin, thực sự có những chuyển động và đổi thay tích cực, cả trong tư duy và hành động. Sự quyết liệt của Lãnh đạo Thành phố đã mang lại những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới.
Phải gọi là tin vui, tin mừng, khi mức tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn thành phố đạt 6,27%; thu ngân sách đạt con số ấn tượng, trên 400 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022. Và nữa, thành phố Hà Nội liên tiếp 2 năm liền được tổ chức World Travel Award (WTA) trao giải “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày”.
Cũng thật ấn tượng và hiếm thấy, khi trong một năm Thành phố tiến hành cùng lúc nhiều công việc lớn, hệ trọng, có tính bài bản, căn cơ và có ý nghĩa lịch sử. Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi, là những việc lớn thể hiện chiều sâu trí tuệ và tầm nhìn dài lâu của chính quyền và người dân ở “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Từ những công việc có tính chiến lược, nền móng này, công cuộc dựng xây phát triển thành phố từ nay về sau chắc chắn hội tụ thêm nhiều nguồn lực mới, khơi dậy năng lượng hứng khởi sáng tạo, hứa hẹn chấn hưng nhiều hơn những sản phẩm tinh hoa kết tinh giá trị khác biệt mang dấu ấn Thủ đô.
Không biết từ khi nào người Hà Nội bị mang tiếng là “không vội”. “Không vội” được suy ra là đủng đỉnh, rề rà. “Không vội” nên dễ lỡ thời cơ, tụt hậu và lạc hậu. Dường như tiếng chê đó đang dần lui về quá khứ, thành chuyện của quá khứ.
Những ngày tháng của năm 2023, Hà Nội đã thực sự chuyển động với một tư duy khác, hành động khác. Nhìn vào cách thức Thành phố tiếp cận Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô thì rõ. Đích thân Bí thư Thành ủy đảm nhận vai trò Trưởng ban chỉ đạo, cùng với lãnh đạo Thành phố rốt ráo và quyết liệt trong tổ chức, điều hành, thúc đẩy tiến độ dự án từng ngày từng tuần. Có mặt tại những điểm nóng, lắng nghe và khơi dậy lòng yêu nước, tình yêu Hà Nội trong mỗi người dân, những người đứng mũi chịu sào của Thành phố không chỉ trực tiếp tháo gỡ từng điểm nghẽn mà còn truyền cảm hứng đến cả hệ thống chính trị, vì thành công của một dự án “trọng điểm của trọng điểm”. Dự án đường Vành đai 4 không chỉ đặc biệt quan trọng với Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên nơi dự án đi qua, mà cả với vùng Thủ đô, với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng châu thổ sông Hồng. Dự án được đánh giá là “mang tầm chiến lược hướng tới tương lai” cho nên những người có trách nhiệm cao nhất của Thành phố không ngần ngại lấy danh dự cam kết: Thành công của dự án là danh dự của Thành phố. Từ đây phát đi thông điệp của thực tiễn: Thời gian thi công phải chờ, chậm một ngày là đi rất xa!
Chậm một ngày là đi rất xa. Chậm một ngày là trễ hẹn cả năm, là lỡ hẹn, là cơ hội vuột qua.
Hà Nội và cả nước từng thấm bài học đắt giá về những dự án chậm trễ, kéo dài khiến lãng phí tài nguyên, hao phí nguồn lực, thất thoát tiền bạc. Hơn nữa là suy giảm niềm tin kéo theo nhiều hệ lụy khác. Giờ đây Hà Nội đang bước những bước nhanh trên lộ trình về tương lai. Nhanh nhưng không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Nhanh mà chắc và bền. Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đang và sẽ là minh chứng của hình mẫu những dự án “mang tầm chiến lược hướng tới tương lai”, bứt tốc, đúng hẹn và xứng tầm.
Mọi con đường đều đi vào cuộc sống, hướng tới lòng dân. Sự hài lòng của người dân là thước đo chiều sâu, bề rộng và độ sáng của con đường.
Thế giới hàng ngày hàng giờ đổi thay không ngừng, vận động không nghỉ. Không ai chờ ai đợi. Phải đi để đến, đi sớm và đi nhanh. Ai chậm bước, lạc bước sẽ mãi ở lại phía sau. Cái nhanh ấy không chỉ là kinh tế, mà còn là văn hóa, như Hà Nội đang điều chỉnh, đang dần coi văn hóa chính là động lực, là nguồn lực nội sinh để đi nhanh hơn, vững vàng hơn.
Năm 2024 này tròn 70 năm Hà Nội trở về “Thủ đô ta”. Hình hài dáng vóc vùng đất đế đô “núi sông sau trước” đã ngày một sáng rõ. Trục phát triển Bắc-Nam, Đông-Tây; thành phố phía Bắc, phía Tây và phía Nam tạo điểm nhấn lan tỏa, kết nối và hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài với chốn Thăng Long – Kinh Kỳ Kẻ Chợ. Tầm nhìn đã bắt đầu vượt lên trước khi Hà Nội lấy sông Hồng làm trục trung tâm để phát triển, không còn chỉ là “vùng đất trong sông” như bao năm qua.
Và đấy, phải chăng Hà Nội đang hiện thực hóa tầm nhìn của tiền nhân về một Thủ đô “ở giữa Nam - Bắc – Đông – Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả”!
Đài Hà Nội/ Bình luận/ Thời sự, 5h50, 01/01/2024.
Chúng ta mới tinh gọn bộ máy ở bên dưới chứ chưa làm ở bên trên. Làm được ở bên trên, hiệu quả mới rõ ràng và lớn hơn nhiều. Nếu giảm được các đầu mối lớn như các bộ, chí ít sẽ giảm được 63 sở ở các tỉnh thành, rồi giảm thêm rất nhiều cục, vụ trong bộ. Nếu giảm được 63 sở ở tỉnh thành sẽ giảm được mấy trăm phòng ở cấp huyện.
Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy phải chấp nhận sự hy sinh vì sự phát triển chung của đất nước. Có thể rất nhiều người có năng lực nhưng trong môi trường cơ quan nhà nước thì không phù hợp, nhưng nếu chuyển sang khu vực ngoài nhà nước có khi lại rất thành công. “Ai cũng có chỗ đứng của mình dưới ánh nắng mặt trời”, không làm ở chỗ này thì làm ở chỗ khác, phải xem đấy là chuyện rất bình thường.
Cách đây 40 năm, nguồn lực của đất nước rất hạn chế trong một thể chế kinh tế tập trung bao cấp. Để vượt qua điểm nghẽn này, chúng ta buộc phải thay đổi, thay đổi để tự cứu mình, giải phóng tất cả nguồn lực còn bị ràng buộc bởi cơ chế cũ và đã thành công. Bài học thời điểm đó cho chúng ta dũng khí và sự tự tin tiến hành cuộc cách mạng cải cách thể chế hiện nay để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Nhiều dự án hàng ngàn tỷ đồng trên cả nước đang trong tình trạng “đắp chiếu”, dẫn đến lãng phí tiền bạc, thời gian và quan trọng hơn là cơ hội phát triển. Với việc điểm mặt các dự án gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động.
Nghẽn thể chế là tình trạng luật lệ, quy trình hành chính không hiệu quả, tạo rào cản cho việc thực thi chính sách, cản trở sự tiến bộ kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào quản lý công.
Kamala Harris và Donald Trump – hai ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang có những quan điểm, tầm nhìn khác biệt cho tương lai nước Mỹ. Và con đường đi tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của họ cũng rất khác biệt.
0