Hà Nội đảm bảo hàng tiêu dùng thiết yếu cho Tết
Tại nhiều hệ thống phân phối hàng hóa của thành phố, ngoài 12 nhóm mặt hàng chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn… trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp đều dự trữ thêm các nhóm mặt hàng khô ; các loại quả - hạt khô, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm… Tổng hàng dự trữ tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, khi dự báo sức mua dịp Tết sẽ tăng cao.
Các doanh nghiệp đều đã làm việc với các nhà cung cấp để thu mua sản lượng lớn từ 2 đến 3 tháng trước đó, tăng sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Để chuẩn bị tốt nhất cho thị trường Tết 2024, Sở Công thương HN đã tham mưu UBND TP. Hà Nội ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết phục vụ. Đến nay, Sở Công thương đã vận động được 27 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, thực hiện cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường tới hơn 14.000 điểm bán trên toàn thành phố. Cùng với đó, Sở tiếp tục chủ động theo dõi sát thông tin tình hình thị trường và xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng từ 10% đến 13% so với năm trước. Vì vậy, Sở Công thương Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chủ động kết nối, khai thác hàng hóa, không để đứt hàng, khan hàng khiến giá cả bị đẩy lên cao.
Cùng với đó, Hà Nội tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn. Theo kế hoạch, sẽ có hơn 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp. Bên cạnh nguồn hàng và các điểm mua sắm, công tác quản lý chất lượng cũng được chú trọng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, lợi dụng nhu cầu tăng cao để nâng giá, trục lợi bất chính.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
0