Hà Nội đang cân nhắc 'số phận' tuyến buýt BRT

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị trên, trong dự thảo Quy hoạch GTVT Thủ đô 2045 – 2065 đang được thành phố tổ chức lấy ý kiến, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu bổ sung thêm 6 tuyến, trong đó có tuyến dọc trục Tố Hữu – Lê Văn Lương. Có ý kiến cho rằng để thay thế, dừng tuyến xe buýt nhanh BRT hiện nay. Tuy nhiên, theo sở GTVT, trước mắt vẫn cần duy trì hoạt động của loại hình BRT kết hợp với các giải pháp tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia.

Theo quy hoạch hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316 km.

Đến nay, sau 12 năm thực hiện, thành phố mới xây dựng được một tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14 km, đạt khoảng 4,4% nhu cầu. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo báo cáo của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 6 năm hoạt động, BRT Kim Mã – Yên Nghĩa vẫn là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả, đạt sản lượng, doanh thu cao nhất toàn mạng lưới buýt và cần thiết duy trì hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Với định hướng phát triển buýt BRT, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, mạng lưới đường sắt đô thị và xe buýt, trong đó có buýt BRT vẫn được xác định là trụ cột của vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, Sở đang khẩn trương triển khai việc rà soát đánh giá tổng thể mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó có xem xét đánh giá đối với xe buýt nhanh BRT hiện nay. Dự kiến trong quý IV/2023, Sở GTVT sẽ hoàn thành báo cáo nội dung này với UBND thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.

Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, do ông Kim Hae Gwang, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, Hàn Quốc, dẫn đầu.

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự kiệt xuất với tư duy chiến lược vượt trội, từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành vị đại tướng nhân dân, được thế giới đánh giá là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất, xếp ngang hàng với Alexander Đại đế, Hoàng đế Napoleon, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn...

Sáng 7/5, trước giờ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tại đền thờ liệt sĩ ở chiến trường Điện Biên Phủ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ.

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).