Hà Nội đang cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng

Theo báo cáo của CDC Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12-19/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước. Tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.

CDC Hà Nội khuyến cáo các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch.

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023)

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023), 18 ổ dịch tay chân miệng. Hiện, 10 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Không riêng Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng

Không riêng Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực miền Bắc đã ghi nhận 1.796 ca, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... sẽ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn

Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 4 cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả: Giữ vệ sinh cá nhân, Giữ vệ sinh ăn uống, Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ; Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thương vong về người tại các vụ cháy nhà riêng lẻ chủ yếu do không có lối thoát hiểm. Vấn đề này đã được khắc phục bước đầu khi có sự tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở.

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.