Hà Nội đang thiếu nguồn cung nhà giá rẻ
Làm một phép tính đơn giản như thế này. Một người dân Hà Nội có thu nhập bình quân khoảng 135 triệu đồng/năm (tương đương với 11,2 triệu đồng mỗi tháng). Nếu như dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà, thì sau khoảng 23 năm mới có thể mua được 1 căn chung cư 3 tỷ đồng. Đấy là dùng toàn bộ thu nhập. Còn nếu không thì số năm sẽ còn tăng lên.
Trong khi đó, giá chung cư hiện nay chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Mặc dù Chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra rất nhiều phương án để hỗ trợ, ổn định tình hình thị trường bất động sản. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, thị trường vẫn đang bộc lộ nhiều bất ổn. Mà bất ổn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà giá rẻ.
“Rõ ràng là chúng ta đang thiếu rất trầm trọng nguồn cung những sản phẩm bất động sản có nhu cầu cao trong xã hội. Ví dụ như nhà ở xã hội, hay là những căn nhà đáp ứng được cho giới trung lưu”, Ông Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế cho biết.
Trong quý 2 vừa qua, Hà Nội chỉ có 9 dự án chung cư mở bán mới, trong đó có 2 dự án mở bán lần đầu, 7 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo.
Tính chung trong 6 tháng, tổng nguồn cung nhà ở tại Hà Nội khoảng 3.926 căn hộ, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có một số dự án được quan tâm như chung cư Khai Sơn City đang có mức giá từ 45.84 - 102.94 triệu đồng/m²; Green Diamond được chào bán với mức giá từ 89.36 - 90.41 triệu đồng/m²; Sunshine Golden River có giá từ 38.54 - 81.3 triệu đồng/m²; Chung cư T&T Capella Phạm Ngọc Thạch 55.88 - 120 triệu/m².
Những con số về giá của các căn hộ mới mở bán ở trên đã khẳng định một điều là thị trường BĐS hiện nay vẫn tập trung vào phân khúc cao cấp. Còn những căn hộ có giá 25-30 triệu đồng/m2 gần như không có.
Và một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không có nhiều nguồn cung căn hộ phù hợp với người thu nhập trung bình và thấp trên thị trường hiện nay là bởi nhiều dự án nhà ở chưa triển khai được suốt thời gian qua do vướng mắc ở thủ tục pháp lý.
Mặc dù, Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS bằng một loạt giải pháp. Thế nhưng, riêng với phân khúc căn hộ giá rẻ, cần có cơ chế, giải pháp đồng bộ tháo gỡ riêng về nguồn vốn, pháp lý để thúc đẩy chủ đầu tư tham gia vào phân khúc này, qua đó mới giải quyết được bài toán về khan hiếm nguồn cung và căn hộ vừa túi tiền cho người mua.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.
Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.
Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.
0