Hà Nội đang triển khai 58 dự án nhà ở xã hội

Thu nhập của công nhân tại Hà Nội bình quân 7 triệu đồng/tháng, nên việc giải ngân chậm chạp gói tín dụng nhà ở xã hội đang khiến cho giấc mơ an cư của người có thu nhập thấp ngày càng xa vời.

Trong phiên thảo luận sáng 24/5 tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội nêu nhu cầu thực tế rất lớn về nhà ở xã hội. Ngoài việc xây mới các dự án, một số đại biểu cho rằng phải quan tâm hơn đến phân khúc nhà ở cho thuê.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH Hải Dương) phát biểu: "Trong khi phát triển nhà ở xã hội, chúng ta quan tâm nhiều hơn nữa phân khúc nhà ở cho thuê. Đa phần những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị lớn, người lao động muốn sở hữu nhà, trả tiền thuê hàng tháng để có thể tiếp cận nhà ở xã hội, đáp ứng tiêu chí về diện tích và phòng cháy chữa cháy".

Thành phố Hà Nội hiện có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động.

Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, thời gian tới sẽ tập trung tháo gỡ các nút thắt liên quan đến tín dụng và pháp lý để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cấp bách hiện nay. Theo Sở xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đang triển khai 58 dự án phát triển nhà ở xã hội với 60.000 căn hộ.

Thành phố cũng lập chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha. Khi các dự án này triển khai, sẽ có thêm nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động.

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "Sau khi phê duyệt sẽ  triển khai đưa nhà ở xã hội vào phục vụ công nhân lao động. Thành phố cũng tạo điều kiện để người lao động mua nhà ở xã hội, trả tiền linh hoạt, ưu đãi. Còn vấn đề vay vốn thì sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội''.

Hà Nội chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng vấn đề nhà ở với công nhân lao động rất quan trọng, có an cư mới lạc nghiệp. Ông đề xuất nên có sự linh hoạt trong thủ tục mua nhà, thuê nhà để tránh gây khó khăn cho người có nhu cầu thực.

"Để xác nhận được người này chưa từng mua nhà, chưa sở hữu nhà trên toàn Việt Nam, khi mà chưa có số hóa thì mất bao công sức, tiền bạc, thời gian. Phải kiểm tra sau. Phải tin công nhân, người lao động. Hà Nội cần cơ chế đặc thù thì nên nghiên cứu đề xuất. Còn với những trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng triệu người khác...", ông Thanh nói.

Báo cáo của LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết thành phố hiện có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động.  Quý 1/2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu trong khi chi phí thuê nhà trọ chiếm phần đáng kể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.