Hà Nội dành sự ưu đãi đặc biệt cho người có công
Trong suốt 76 năm qua, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cấp ủy, chính quyền các cấp của TP Hà Nội luôn quan tâm, có nhiều việc làm thiết thực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đầu tháng 3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023).
Hiện nay, các địa phương cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện chi trả quà của Chủ tịch nước và quà của TP đến các đối tượng chính sách theo quy định bảo đảm kịp thời, chu đáo. Ngoài quà của Chủ tịch nước và TP, các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đoàn thể đã có quà tặng đến đối tượng người có công của địa phương, cơ quan quản lý. Đến cuối ngày 20/7, số quà tặng đối tượng người có công trên địa bàn Hà Nội là 296.723 suất, với tổng số tiền trên 232,8 tỉ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 4.138 suất, kinh phí trên 1 tỉ đồng).
Không chỉ quan tâm bằng thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ chỗ ở, TP Hà Nội còn đặc biệt chú ý đến cải thiện sức khỏe người có công và thân nhân. Điều này được thể hiện ở việc, theo quy định của Trung ương, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng 2 năm một lần. Năm 2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2022/NĐ-HĐN, theo đó từ năm 2023, vào năm không thực hiện chính sách của Trung ương, TP Hà Nội bố trí kinh phí để người có công và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng. Nghĩa là, từ năm 2023 người có công và thân nhân liệt sĩ được điều dưỡng 1 năm 1 lần. Đặc biệt, đối tượng đi điều dưỡng được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1 triệu đồng/năm; người có công được nuôi dưỡng được nâng mức ăn là 3 triệu đồng, chi phí khác 500.000 đồng/tháng.
TP Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chế độ ưu đãi người có công cũng như có những chính sách đặc thù đã giúp đời sống của người có công không ngừng được nâng lên. Qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các thế hệ trẻ./.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
Sau 6 tháng phát động và triển khai, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của thành phố Hà Nội đã đi tới vòng chung khảo, với 6 ý tưởng tốt nhất tham gia tranh giải.
Sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và huyện Ứng Hoà đã tổ chức hội nghị ký thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện trên hệ sinh thái truyền hình, phát thanh, nền tảng số của Đài Hà Nội.
0