Hà Nội đạt chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất cả nước | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội đạt chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất cả nước
Lý giải việc Hà Nội là địa phương có chỉ số đổi mới sáng tạo PII cao nhất cả nước năm 2023, ông Hoàng Minh - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong 52 chỉ số Hà Nội là địa phương dẫn đầu 14 chỉ số, sau đó tới TP.HCM và các địa phương khác. Hà Nội có những điểm mạnh và có điểm chưa mạnh, nhưng tổng thể Hà Nội là địa phương có các điểm cân bằng tốt nhất, có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái kinh tế - xã hội dựa trên con người cân bằng nhất so với các địa phương khác. Vì vậy, điểm trung bình của Hà Nội là điểm tốt nhất đạt 62.86.
Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương được xây dựng nhằm cung cấp thước đo tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Chỉ số đổi mới sáng tạo cung cấp căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, mục đích chính của chỉ số không phải để so sánh mà là định lượng, mô tả thực trạng từng địa phương. Từ đó, các địa phương nắm được điểm mạnh, điểm yếu tạo động lực đưa ra các chính sách phát triển KT-XH dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chỉ số đánh giá PII cũng là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư địa phương, giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp có các quyết định phù hợp.
Ông Vũ Văn Tích - Giám đốc Học viện Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho biết, bộ chỉ số đổi mới sáng tạo PII là một số tổng hợp tích hợp nhiều chỉ số, như một công cụ để kiểm tra sức khỏe của nền kinh tế gắn với các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đây là một tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư và điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương.
Khung của chỉ số rất quan trọng là thước đo sự phát triển của nền kinh tế, chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó với bộ chỉ số này, các địa phương sẽ phải đặc biệt quan tâm tới các sản phẩm khoa học, công nghệ của mình. Xây dựng chiến lược phát triển của địa phương dựa vào chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong tương lai. Việc các địa phương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội có duy trì được thứ hạng của mình trong các năm tiếp theo hay không phụ thuộc vào sự cải thiện môi trường, năng lực của chính mình.
Sắp xây dựng hầm đường bộ xuyên đê sông Hồng
Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ có kết hợp đường dành cho người đi bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Dự kiến dự án sẽ sớm được triển khai trong năm 2024.
Hầm đường bộ có kết cấu bê tông cốt thép, rộng hơn 18m, dài gần 16m và cao 3,2m. Điều đặc biệt là cửa hầm được thiết kế để đóng, mở tự động nhằm thoát nước hoặc ngăn lũ trong mùa mưa bão. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
Theo UBND TP. Hà Nội, việc xây dựng hầm đường bộ có kết hợp đường cho người đi bộ nhằm tăng cường khả năng khai thác các tuyến đường, tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất dôi dư hiện có của phường Chương Dương và Phúc Tân. Tuyến đường hầm sẽ giúp các phương tiện qua lại giữa khu vực trung tâm và ngoài đê được an toàn, hạn chế ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi bộ và các phương tiện giao thông.
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng không nên xây hầm chui mà xây cầu vượt để tiết kiệm chi phí. Với hầm chui, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Xây đường hầm có ảnh hưởng đến đê điều? Phương án chống lũ khi nước sông Hồng dâng có gây lụt cho khu vực trong nội đô? Tuy nhiên sau khi khảo sát, nghiên cứu, tính toán, các đơn vị tư vấn độc lập đề xuất phương án xây dựng hầm chui. Sở Giao thông vận tải Hà Nội khẳng định các phương án đều đã được Sở và đơn vị tư vấn nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Trong nhiều vị trí được khảo sát, địa điểm từ phố Trần Nguyên Hãn sang Chương Dương Độ là phù hợp nhất để triển khai dự án. Với phương án xây cầu vượt đã có ba phương án khác nhau, nhưng đều không khả thi. Bởi nếu cầu vượt bảo đảm các yêu cầu về tĩnh không, độ dốc dọc theo quy định thì phải dài trên 300m, cao trên 4,75m. Như vậy mố cầu và đường dẫn đầu cầu sẽ che toàn bộ nút giao phố Tông Đản - Ngô Quyền. Việc xây cầu vượt qua đê phải kéo dài để đảm bảo độ dốc cho phép, nên không khả thi ở hai phố này. Giao thông tại khu vực này sẽ bị đảo lộn.
Những lo ngại về ảnh hưởng kết cấu đê điều, nước lũ cũng như kinh phí đã và đang được quận Hoàn Kiếm - đơn vị chủ đầu tư nghiên cứu giải quyết. Việc triển khai đường hầm từ nội thành ra ngoài các vùng đê sẽ giúp đi lại thuận tiện và giảm được ách tắc, tai nạn giao thông, phù hợp với chủ trương phát triển của thành phố là quy hoạch không gian ngầm và phát triển đô thị hai bên sông Hồng./.
- Vui buồn lễ hội xuân Giáp Thìn | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội cho phép 10 loại hình dịch vụ được kinh doanh trên Hồ Tây | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đặt mục tiêu quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Du lịch Hà Nội 2024 có gì hấp dẫn | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đến 2045, phát triển đội ngũ trí thức Thủ đô lớn mạnh | Hà Nội tin mỗi chiều
Ghé vào nhà sách thân thuộc, tôi bắt gặp từng tốp học sinh tiểu học đang viết nắn nót những dòng chữ đầy yêu thương tới thầy cô giáo của mình. Tấm thiệp nhỏ xinh, dòng chữ ngay ngắn và cả nụ cười của các em giòn râm ran một góc nhỏ. Vậy là một mùa hiến chương nhà giáo nữa lại về.
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
0