Hà Nội đặt mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch
Nhóm du lịch của chị Đặng Thị Hạnh (Hưng Yên), đã thăm Hà Nội nhiều lần. Lần trở lại này, ngoài đi chùa Trấn Quốc, các chị dự định tham quan nhiều di tích nữa của thủ đô, như Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh...
Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, hai tháng đầu năm nay, khoảng một triệu lượt du khách quốc tế đến thăm thủ đô. Tổng thu từ khách du lịch tăng mạnh, ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Ngành du lịch Hà Nội đặt mục tiêu lượng khách du lịch quốc tế năm 2024 đạt 5 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2023. Nhiều du khách quốc tế, khi được hỏi, đều chọn Hà Nội là điểm đến lý tưởng để vui chơi và khám phá những nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Một du khách Ấn Độ cảm nhận: “Lần đầu tôi đến Hà Nội, thấy rất yêu thành phố này. Một thành phố hoà bình, con người thân thiện, nhiều cảnh đẹp, ẩm thực đa dạng. Tôi nhất định sẽ quay trở lại nhiều lần nữa”.
Du khách Pháp cho biết: “Chúng tôi có chuyến du lịch 14 ngày tại Việt Nam và cảm thấy rất yêu Hà Nội. Kiến trúc mang nét cổ kính xen lẫn hiện đại, với nhiều di tích, danh thắng vô cùng đẹp và độc đáo”.
Sau màn giới thiệu 16 tour đêm Hà Nội đặc sắc, ngành du lịch thủ đô đang lên phương án mở rộng thêm tour đêm tại ngoại thành Hà Nội, tăng cường quảng bá các hoạt động trên nền tảng số để thu hút khách du lịch.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành chương trình về xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch năm 2024. Thành phố chú trọng phát triển du lịch bằng cách kết nối Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và liên kết với các làng nghề.
Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
0