Hà Nội đầy ắp hoạt động văn hóa, vui chơi dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến, xuân về Thủ đô luôn là nơi có nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí được tổ chức. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay thành phố lại triển khai nhiều hoạt động văn hóa quy mô lớn nhằm phục vụ như cầu của người dân. Tham quan Hà Nội vào dịp Tết này hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Trong kế hoạch du lịch Tết Hà Nội 2024 của bạn vẫn đang còn bỏ ngỏ những địa điểm vui chơi, giải trí ở Hà Nội thì đừng lo, hãy theo chân Đài Hà Nội khám phá những điểm hấp dẫn, đặc biệt thích hợp để đi vào ngày Tết dưới đây.

1. Dạo chơi Tết phố cổ

Tết Nguyên đán là dịp phố phường của Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ở đâu ta cũng sẽ thấy cảnh dòng người hối hả, tấp nập mua sắm những món đồ cần thiết cho những ngày Tết hay cảnh từng xe hàng chở những cây đào, cây quất nối đuôi nhau. Và Phố cổ Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Nơi đây được coi là một trong những nơi nhộn nhịp và rực rỡ sắc xuân nhất Hà Nội với những con phố truyền thống như Hàng Mã, Hàng Trống, Hàng Lược,... hay khu vực chợ Đồng Xuân.

Địa điểm phố cổ luôn được người dân yêu thích mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Julia Yan.

Đặc biệt, phố cổ Hà Nội còn nhộn nhịp hơn trong Tết Nguyên đán với không khí vô cùng náo nhiệt tại phiên chợ truyền thống phố cổ Hà Nội được tổ chức thường niên. Mỗi gian hàng lại có một đặc trưng riêng, nhưng điểm chung là đều được trang trí vô cùng bắt mắt, rực rỡ sắc Tết. Vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm một địa điểm náo nhiệt, sôi động để cảm nhận rõ được không khí Tết thì chắc chắn đây là một địa điểm vui chơi ngày Tết vô cùng phù hợp cho bạn.

Phố Hàng Mã tấp nập. Ảnh: Minh Anh

2. Phố ông đồ ngập tràn không khí Tết truyền thống

Với lịch sử gần 1000 năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn với danh hiệu trường đại học đầu tiên của nước ta. Không chỉ vậy, đây còn là nơi vô cùng linh thiêng đối với tất cả các sĩ tử, học trò. Vào những ngày đầu xuân năm mới, các bạn học sinh, sinh viên lại nô nức tới Văn Miếu để xin chữ và cầu mong cho việc học hành trong năm tới suôn sẻ, thi cử đỗ đạt. Ngoài ra, những vị khách tới Văn Miếu cũng xin những chữ có ý nghĩa tốt đẹp để tặng người thâ, bạn bè hoặc mang biếu Tết như những món quà ý nghĩa đầu năm. Đây cũng là một minh chứng cho thấy rằng người Việt ta vẫn gìn giữ và tiếp nối được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

Đến phố Ông Đồ xin chữ là nét đẹp truyền thống vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Ảnh: Sưu tầm.

Bên cạnh đó, người người nhà nhà cũng tấp nập ghé vào phố Ông Đồ thuộc di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm, mong muốn năm mới mình và gia đình, người thân, bạn bè có thật nhiều sức khỏe, may mắn, vạn sự hanh thông.

3. Chiêm ngưỡng vườn hoa Nhật Tân

Vườn hoa Nhật Tân là một trong những địa điểm chụp ảnh hấp dẫn nhất ở Hà Nội. Trước đây, vườn hoa Nhật Tân chủ yếu là trồng đào để bán, sau đó, phục vụ nhu cầu chụp ảnh của các bạn trẻ, chủ các vườn đào đã mở rộng cho vào chụp ảnh. Cho đến nay, vườn hoa Nhật Tân đã trở thành địa điểm chụp ảnh quen thuộc của giới trẻ Hà Thành. Đến với vườn hoa Nhật Tân du khách không chỉ được ngắm hoa, có những hình ảnh đẹp mà cũng có thể chiêm ngưỡng những cây đào cảnh tuyệt đẹp ở nơi đây.

Một góc vườn hoa Nhật Tân được các bạn trẻ nô nức tới check in. Ảnh: Sưu tầm.

4. Lễ chùa cầu an

Vào ngày đầu xuân năm mới, đi lễ chùa đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Nếu như cầu tài lộc, công danh đến Phủ Tây Hồ, cầu bình an đến chùa Trấn Quốc thì người dân cũng quan niệm chùa Hà cầu duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Những người đến lễ đa phần là những người gặp trắc trở trong tình duyên hoặc đơn giản là cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, duyên tình tròn vẹn.

Đầu xuân năm mới, đi lễ chùa đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm.

Ngoài cầu duyên, chùa Hà cũng là nơi để mọi người đến cầu tài lộc, công danh cho mình. Chính vì vậy mà ngôi chùa này đã trở thành thành điểm đến tâm linh được mọi người gửi gắm những tâm tư, nguyện cầu của mình. Đồng thời với kiến trúc đẹp cùng những yếu tố về mặt tâm linh, ngôi chùa này đã trở thành một trong số những điểm tham quan ở Hà Nội thu hút khách du lịch ghé đến tìm hiểu vào dịp Tết Nguyên đán cũng như các ngày bình thường trong năm.

5. Tham gia các trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam thường tổ chức Hội Vui Xuân Tết với những hoạt động vui chơi bổ ích, những sinh hoạt văn hóa đặc sắc gắn với Tết truyền thống và tập quán mừng năm mới của một số dân tộc ở Việt Nam.

Tham gia các trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: Sưu tầm.

Đến đây các bạn trẻ sẽ được tham gia các trò chơi dân gian trong lễ hội xuân của người dân tộc như đi goòng, chơi quay, ném pao, ném còn…, hay các trò chơi của người Việt như kéo co, đánh đu, đấu vật, pháo đất, nhảy dây, nhảy bao bố, thưởng thức ẩm thực ngày tết. Trẻ em đến chơi xuân có cơ hội làm nhiều loại đồ chơi dân gian như nặn tò he, tô vẽ tranh 12 con giáp, tô vẽ 12 con giáp bằng gốm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.

Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.

Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.